Câu 1:
- Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân
- Do sự chuẩn bị của nhà Trần
- Nhờ có tinh thần đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh vô biên
- Nhờ có tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta
- Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, biết sử dụng người tài
- Nhờ có sự chỉ huy tài giỏi của Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị tài ba của dân tộc
Câu 2:
- Nông nghiệp:
+ Ngày càng phát triển hơn trước, nhờ có những chính sách và biện pháp khuyến khích của nhà nước
+ Mở rộng diện tích trồng trọt, khai hoang lập làng, xã. Đê điều được củng cố
+ Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước
- Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công và phường thủ công với các nghề: dệt, gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, đúc đồng, rèn sắt,...
- Thương nghiệp:
+ Buôn bán trong và ngoài nước tấp nập
+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của nhà nước
+ Nhà Trần mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài
Câu 3:
- Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trước thế giặc mạnh, Ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.
- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công, và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược.