1.
Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn->thể lỏng.
Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng->thể rắn.
Ví dụ như đúc tượng đồng, khi ta cho nung nóng đồng thì đó là sự nóng chảy, sau khi đồng chảy ra thì ta cho vào khuôn, đợi nguội rồi được thành quả thì đó là sự đông đặc.
2.
Sự bay hơi là là hiện tượng chất lỏng biến thành hơi.
Sự ngưng tụ là hiện tượng hơi biến thành chất lỏng.
Ví dụ về sự bay hơi:
+Khi đổ nước ra sân bê tông, nhất là vào lúc nắng, chỉ sau một lúc chỗ đổ nước đã khô.
+Khi ta phơi quần áo, sau một thời gian quần áo đã khô.
Ví dụ về sự ngưng tụ:
+Vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt sương.
+Khi ta hà hơi vào mặt gương, ta thấy được hơi trên mặt gương.
3.
+Sự nở vì nhiệt của chất rắn khác nhau thì khác nhau.
+Sự nở vì nhiệt của chất lỏng khác nhau thì khác nhau.
+Sự nở vì nhiệt của chất khí khác nhau thì giống nhau.
So sánh:
+Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng khác nhau thì khác nhau.
+Sự nở vì nhiệt của chất khí khác nhau thì giống nhau.
Ví dụ:
+Sự nở vì nhiệt của chất rắn: Khi trời nóng, thanh ray sẽ nở nhiệt và dài ra.
+Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Khi nước ngọt đóng chai thật đầy thì khi gặp nhiệt độ ngoài trời, nước sẽ tăng thể tích, nở ra gây bật nút chai.
+Sự nở vì nhiệt của chất khí: Khi ta cho quả bóng bàn bị xẹp vào nước nóng, khí trong quả bóng nở ra làm cho quả bóng căng phồng lên.
Chú ý: Quả bóng bàn không được thủng thêm 1 lỗ nào khác trừ lỗ dùng để nhúng nước làm cho không khí trong đó tăng lên.
Học tốt^~^