(2,0 điểm)
1. Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 9,6 gam FeS2 và không khí (lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng hết với FeS2 trên). Nung nóng bình, sau một thời gian đưa về điều kiện ban đầu thì số mol khí trong bình giảm 2,27% so với ban đầu.
a. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp sau khi nung. Coi không khí chỉ chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2.
b. Tính khối lượng chất rắn trong bình sau khi nung.
2. Đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 40 gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 15,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Biết rằng 3,0 gam A ở thể hơi có thể tích bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tìm công thức phân tử của X.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện
Cần lưu ý là dưới những danh từ truyền thống như chí, công danh, phận sự,... Nguyên Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân, ngược với thánh hiền. Khổng Tử nói: “Kẻ sĩ chí ở đạo, nếu xẩu hổ về nỗi áo xấu cơm thô thì không thể cùng bàn bạc về đạo ” (Lý nhân). Khổng Tử lại nói : “Người quân tử làm việc đời, không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm ”(Lý nhân). Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ “thích chí”, và chí của ông là chí được thi thố tài năng cá nhân, “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, lấy việc nghèo khổ làm điều xấu xa, nhục nhã (Hàn nho phong vị phú). Khổng Tử đối lập quân tử và tiểu nhân ở chỗ người quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thượng còn tiểu nhân chỉ chăm lo ăn sung mặc sướng. Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai: “Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ”, “Càng tài tử càng nhiều tình ái”,... Khổng Tử chủ trương sống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang. Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi: “Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười - Phong lưu cho bõ kiếp người”. Có thể nói, dưới hình thức ngôn ngữ nhà nho, Nguyên Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cá nhân mới — thích chí, hành lạc.
(Con người cá nhân trong văn học Việt nam thế kỉ XIX- Trần Đình Sử)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích trên? (0,75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý thức cá nhân thích chí, hành lạc của Nguyễn Công Trứ? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhât đối với anh/chị? (0,75 điểm)
A.
B.
C.
D.

(2,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng hóa học trong mỗi trường hợp sau:
- Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng có pha vài giọt quì tím.
- Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch đựng nước vôi trong.
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm đã chứa sẵn một lượng đường kính trắng.
2. Có 6 lọ dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. Mỗi dung dịch chứa một chất tan trong số các chất: BaCl2; H2SO4; NaOH; MgCl2; Na2CO3; HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau:
- Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 3 và 4.
- Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 1 và 4.
- Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5.
Hãy xác định số thứ tự của các lọ dung dịch trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
3. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa M và dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T.
A.
B.
C.
D.