Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào? *
4 điểm
Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
Văn học viết.
Văn học dân gian.
Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ? *
4 điểm
Hoàn toàn trái ngược nhau
Gần nghĩa với nhau
Hoàn toàn giống nhau
Bổ sung ý nghĩa cho nhau
Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh nào sau đây? *
4 điểm
Nhớ ơn, biết ơn.
Biết đồng cảm, giúp đỡ nhau.
Đoàn kết.
Tình mẫu tử.
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có xuất xứ như thế nào? *
4 điểm
Trong cuốn “Người cùng khổ”.
Trong tập "Nhật kí trong tù".
Trích trong tập “Đường cách mệnh”.
Trích trong Báo cáo Chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951.
Chọn từ thích hợp vào chỗ trống trong câu tục ngữ sau:"Tháng bảy..........bò, chỉ lo lại lụt" *
4 điểm
Kiến.
Sâu.
Lươn.
Cò.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào? *
4 điểm
Bằng biện pháp nhân hoá.
Bằng biện pháp ẩn dụ.
Bằng biện pháp chơi chữ.
Bằng biện pháp so sánh.
Câu tục ngữ nào trái nghĩa với câu tục ngữ:" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? *
4 điểm
Vô ơn bạc nghĩa.
Uống nước nhớ người đào giếng.
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ? *
4 điểm
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Đói ăn vụng, túng làm càn.
Câu tục ngữ nào thường xuyên nhắc nhở mọi người về việc bảo vệ sức khỏe tốt nhất để không lây nhiễm vi rút nCov 19 ? *
4 điểm
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là của tác giả nào? *
4 điểm
Đặng Thai Mai.
Phạm Văn Đồng.
Tố Hữu.
Hồ Chí Minh.
Câu nào nói đúng nhất về khái niệm của tục ngữ ? *
4 điểm
Là một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân.
Là một thể loại văn học dân gian.
Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân.
Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? *
4 điểm
Tấc đất, tấc vàng.
An cư lập nghiệp.
Nhất thì, nhì thục.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Dòng nào sau đây là tục ngữ? *
4 điểm
Lên thác xuống ghềnh
Bảy nổi ba chìm.
Thương người như thể thương thân.
Nước chảy đá mòn.
Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ? *
4 điểm
Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
Thường có vần, nhất là vần chân
Ngắn gọn.
Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.
Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? *
4 điểm
Nghị luận.
Biểu cảm.
Miêu tả.
Tự sự.
Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì? *
4 điểm
Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
Là các quy luật của tự nhiên
Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của ” dùng cách diễn đạt nào ? *
4 điểm
Bằng biện pháp chơi chữ.
Bằng biện pháp so sánh.
Bằng biện pháp ẩn dụ.
Bằng biện pháp nhân hoá.
Trong tình hình dịch bệnh lây lang nhanh như hiện nay thì em thấy câu tục ngữ nào cần thể hiện tinh thần của tất cả những người làm trong ngành y tế ? *
4 điểm
Cứu bệnh như cứu hoả.
Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Chết cả đống còn hơn sống một người.
Thương người như thể thương thân.
Vấn đề nghị luận của bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nằm ở vị trí nào? *
4 điểm
Câu mở đầu đoạn hai
Phần kết luận.
Câu mở đầu tác phẩm
Câu mở đầu đoạn ba
Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là gì? *
4 điểm
Sử dụng biện pháp nhân hoá
Sử dụng biện pháp so sánh
Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”
Sử dụng biện pháp ẩn dụ
Trong câu "Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến" (Trích: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta") tác giả sử dụng phép tu từ nào? *
4 điểm
Liệt kê.
Nhân hóa.
Tương phản.
Tăng cấp.
Trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào? *
4 điểm
Trong hiện tại.
Trong quá khứ.
Trong quá khứ và hiện tại.
Trong tương lai.
Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" là câu rút gọn thành phần nào? *
4 điểm
Trạng ngữ.
Vị ngữ.
Bổ ngữ.
Chủ ngữ.
Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào? *
4 điểm
Thành ngữ.
Ca dao
Vè
Tục ngữ
Câu tục ngữ nào thể hiện nội dung: Biết yêu thương người khác như chính bản thân mình? *
4 điểm
Thương người như thể thương thân.
Còn người thì còn của.
Người sống, đống vàng.
Một mặt người bằng mười mặt của.