Cho các chất sau: o–xilen, đimetylaxetilen, isobutan, polietilen, benzen, isopren, stiren. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Các chất làm mất màu dd Br2 là dimetyl axetilen, isopren, stiren
Chọn B
Phân tử khối của 2,3–đimetylhex–2–en là A. 110 đvC. B. 112 đvC. C. 122 đvC. D. 120 đvC.
Chất A có công thức C11H20O4. A tác dụng với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và hai rượu là etanol và propanol-2 (propan-2-ol). Cấu tạo của A là :
A. C2H5OOC[CH2]4COOCH(CH3)2
B. (CH3)2CHOOC[CH2]3COOC2H5
C. C2H5OOC[CH2]4COOC3H7-n
D. C2H5COO[CH2]4COOCH(CH3)2
Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp etyl axetat từ phản ứng giữa rượu (ancol) etylic và axit axetic ? A. Dùng dư axit hoặc ancol B. Dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước C. Chưng cất đuổi este D. Tăng áp suất chung của hệ
. Có các phản ứng : (X) RCH=O + H2 →(Ni,to) RCH2OH
(Y) RCH=O + 1/2O2 → (Mn,to)RCOOH
(Z) RCH=O + HOH → RCH(OH)2
(T) RCH=O + HSO3Na → RCH(OH)SO3Na
để minh họa rằng anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử, thì dùng các phản ứng :
A. X và Y B. Y và Z C. Z và T D. Y và T
. Công thức CnH2n-2O có thể là công thức cho dãy đồng đẳng của anđehit mạch hở : A. no, đơn chức B. no, hai chức C. chưa no (1 liên kết đôi), đơn chức D. chưa no (1 liên kết đôi), hai chức
Phenol và anilin đều có thể tham gia phản ứng với chất nào dưới đây ?
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch Br2 D. dung dịch CuSO4
Rượu (ancol) nào dưới đây khi oxi hóa không hoàn toàn tạo sản phẩm là một xeton ?
A. ancol n-butylic B. ancol i-butylic C. ancol s-butylic D. ancol t-butylic
trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa CTCT của ancol và nhận định về bậc của ancol ? CTCT của ancol bậc CTCT của ancol bậc
A. CH3OH 1
B. CH3 -CH(CH3)- CH2OH 2
C. CH3 -CH (OH)CH3 2
D. CH3 -C -(CH3OH)-CH3 3
Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. Phenol và fomanđehit B. Butađien-1,3 (Buta-1,3-đien) và stiren C. Axit ađipic và hexametilenđiamin D. Axit ω-aminocaproic
Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng ?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.
B. đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.
C. đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến