Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây? A. Đều tham gia phản ứng thủy phân. B. Đều cho phản ứng tráng bạc. C. Hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiên thường. D. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.
Chọn C
Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit axetic. B. Axit ađipic. C. Axit stearic. D. Axit glutamic.
Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là A. đimetylamin. B. benzylamin. C. metylamin. D. anilin.
Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2NCH2CH2COCH2COOH. B. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH. D. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Phát biểu nào sau đây sai? A. Glyxin, valin là các α–amino axit. B. Xenlulozơ có dạng sợi. C. Fructozơ là hợp chất tạp chức. D. Xenlulozơ tham gia phản ứng tráng bạc.
Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể cho phản ứng lần lượt với A. dung dịch KOH và CuO. B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. C. dung dịch KOH và dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
Có các phát biểu: (1) Protein có thể bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc enzim. (2) Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin) thì có kết tủa vàng. (3) Hemoglobin của máu là protein có dạng hình cầu. (4) Dung dịch protein có phản ứng màu biure. (5) Protein sẽ đông tụ khi cho axit, bazơ vào hoặc khi đun nóng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây? A. Etanol. B. Etylen glicol. C. Glixerol. D. Metanol.
Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic? A. CH3COOCH=CH2 + NaOH → B. CH3COOC6H5 (phenyl axetat) + NaOH → C. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH → D. HCOOCH=CHCH3 + NaOH →
Phát biểu nào sau đây là đúng? A. H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH là một đipeptit. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. D. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
Chất nào trong các chất sau đây có lực bazơ lớn nhất? A. Anilin. B. Đimetylamin. C. Etylamin. D. Amoniac.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến