Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Chọn B
Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. KCl.
Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Zn2+. B. Ca2+. C. Ag+. D. Cu2+.
Cho các nhóm tác nhân hóa học sau: (1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+. (2) Các ion NO3-, PO4 3-, SO4 2- ở nồng độ cao.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật. (4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh). Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Cho các phát biểu sau: (1) Cho phenolphtalein vào dung dịch xút đặc thấy dung dịch có màu hồng (2) Khí cacbon đioxit tác dụng được với dung dịch muối silicat tạo thành chất ở dạng keo, không tan trong nước gọi là silicagen. (3) Cho hơi nước đi qua than nung đỏ thu được hỗn hợp khí gọi là khí than ướt. (4) Amophot là một loại phân hỗn hợp được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với axit photphoric. (5) Tro thực vật chứa K2CO3 là một loại phân kali. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Cho các phát biểu sau: (a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(c) Amilopectin không có liên kết β-1,4-glicozit. (d) Triolein có phản ứng cộng H2 (Ni, to).
(e) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được anđehit.
Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là: A. AgNO3 và Fe(NO3)2. B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3. C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Mg(NO3)2 và AgNO3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4. (2) Cho bột Fe dung dịch HNO3 đặc, nguội. (3) Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2. (4) Nung hỗn hợp Al và Fe2O3 trong khí trơ. (5) Cho Zn vào dung dịch HCl loãng. (6) Cho dây thép vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến