Cho dung dịch HCl dư lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, Fe(NO3)2, NaHCO3, KOH, (NH4)2CO3, NaH2PO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Các trường hợp xảy ra pư gồm có AgNO3, Fe(NO3)2, NaHCO3, KOH, (NH4)2CO3, NaH2PO4
Chọn B
Đun nóng chất hữu cơ X với dung dịch NaOH vừa đủ, sản phẩm thu được gồm chất Y (CH4O), chất Z (C2H6O) và muối đinatri glutamat. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Ở điều kiện thường, chất Y là chất lỏng, tan vô hạn trong nước.
C. Chất X có khối lượng phân tử là 225 đvC.
D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho bột Al vào X, thấy khí H2 thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Na2SO4 vào Z, thu được kết tủa Y. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch X làm quì tím ẩm hóa đỏ.
B. Kết tủa Y không tan trong môi trường axit.
C. Sục khí CO2 dư vào Z, thu được kết tủa trắng.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào X, thu được kết tủa màu nâu đỏ
Một chất hữu cơ có các đặc tính sau:
- Ở điều kiện thường là chất rắn, tan tốt trong nước.
- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng tạo kết tủa bạc trắng.
Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, axit fomic, axit aminoaxetic, saccarozơ, tristearin. Số chất thỏa mãn hai đặc tính trên là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Cho các nhận định sau:
(a) Dung dịch lysin và dung dịch axit glutamic đều làm đổi màu quỳ tím.
(b) Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, tan vô hạn trong nước đun sôi.
(c) Đồng phân là những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
(d) Ancol C3H8O vừa có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức. Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c). B. (b),(c),(d). C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d).
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?
A. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. B. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
C. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4. D. Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3
Ở điều kiện thích hợp, axit acrylic tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây?
A. C2H5OH, CaCO3, nước Br2, NaCl. B. Na, Na2CO3, C2H4(OH)2, CH3NH2.
C. NaHCO3, CH3NH2, nước Br2, Cu. D. CH3OH, H2, NaHCO3, C6H5OH (phenol)
Thí nghiệm nào sau đây tạo ra đơn chất khí?
A. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. B. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH loãng, dư.
C. Cho Na2O vào dung dịch CuSO4. D. Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch AgNO3
Cho các polime sau: xenlulozơ; poli(vinyl clorua); tơ nilon-6,6; acrilonitrin; tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại chủ yếu dạng phân tử. B. Axit axetic là chất điện li yếu.
C. Các amin đều có tính bazơ. D. Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime gọi là monome.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Etylmetylamin là amin bậc hai. B. Glucozơ có độ ngọt hơn saccarozơ.
C. Tơ lapsan thuộc tơ nhân tạo. D. Axit acrylic có tồn tại đồng phân hình học
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến