để phân biệt khí SO2 và khí CO2, thì thuốc thử nên dùng là :
A. dung dịch Ca(OH)2 B. dung dịch nước Br2 C. dung dịch BaCl2 D. dung dịch Ba(OH)2
chọn B. Chỉ SO2 bị oxi hóa và làm nhạt màu dung dịch Br2. SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + 2HBr
Hòa tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng : A. 21,6 gam B. 43,2 gam C. 54,0 gam D. 64,8 gam
Có bao nhiêu chất và ion có thể vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng oxi hóa - khử (không xét vai trò của nguyên tố oxi) trong số các chất và ion sau : Na, Na+ , S2-, Fe2+, SO2, SO 2 4 − , HCl và HNO3 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải pháp tốt nhất để làm mềm nước có độ cứng vĩnh cửu là :
A. đun nóng nước
B. dùng dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2
C. dùng dung dịch Na2CO3 hoặc Na3PO4
D. dùng dung dịch HCl hoặc NaCl
Nhiệt phân hoàn toàn mỗi hợp chất dưới đây trong các bình kín riêng biệt, không chứa không khí. Sau đó thêm dung dịch HNO3 đặc nóng vào sản phẩm rắn thu được. Trường hợp nào có thoát ra khí màu nâu đỏ ?
A. Fe(NO3)2 B. Fe(OH)2 C. FeSO4 D. Fe2(SO4)3
Chất nào dưới đây thuộc loại “axit béo” ?
A. (CH3)2CH[CH2]14COOH B. HOOC[CH2]14COOH C. CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH D. CH3[CH2]15COOH
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
(b) Cho nước Br2 vào dung dịch glucozơ.
(c) Dẫn hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(d) Đun nóng triolein trong dung dịch NaOH loãng.
(e) Cho lòng trắng trứng vào dung dịch HCl loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5
. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(b) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(c) Đốt cháy lượng dư bột Fe trong khí Cl2.
(d) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm Fe và lưu huỳnh trong khí trơ.
(e) Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(g) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Cho dung dịch HCl dư lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, Fe(NO3)2, NaHCO3, KOH, (NH4)2CO3, NaH2PO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Đun nóng chất hữu cơ X với dung dịch NaOH vừa đủ, sản phẩm thu được gồm chất Y (CH4O), chất Z (C2H6O) và muối đinatri glutamat. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Ở điều kiện thường, chất Y là chất lỏng, tan vô hạn trong nước.
C. Chất X có khối lượng phân tử là 225 đvC.
D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho bột Al vào X, thấy khí H2 thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Na2SO4 vào Z, thu được kết tủa Y. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch X làm quì tím ẩm hóa đỏ.
B. Kết tủa Y không tan trong môi trường axit.
C. Sục khí CO2 dư vào Z, thu được kết tủa trắng.
D. Cho dung dịch FeCl3 vào X, thu được kết tủa màu nâu đỏ
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến