Bài 10. Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ
A. tăng nhịp và giảm cường độ. B. giảm nhịp và tăng cường độ. C. tăng nhịp và tăng cường độ. D. giảm nhịp và giảm cường độ.
Nồng độ H+ trong máu tăng " độ pH trong máu giảm "khi đó do hoạt động nhiều hay hít phảiCO2 → nồng độ trong máu tăng → tăng nhịp tim "tăng cường độ → tăng nhịp hô hấp để thải nhanh CO2 ra khỏi cơ thể qua đường hô hấp . → Đáp án C.
Bài 9. Trong các nhóm động vật sau đây, nhóm động vật nào có hệ tuần hoàn kín? A. Sứa, giun dẹp, sâu bọ. B. Chân khớp, cá, lưỡng cư. C. Giun tròn, thủy tức, giun đốt D. Giun đốt, lưỡng cư, bò sát.
Bài 8. Khi nói về tập tính ở động vật, hình thức học tập nào sau đây chỉ có ở người và động vật thuộc bộ Linh trưởng? A. Học ngầm. B. Quen nhờn. C. In vết. D. Học khôn.
Bài 7. Ngoài tự nhiên, cây khoai tây sinh sản bằng A. thân củ B. thân bò C. rễ củ D. thân rễ
Bài 6. Trong cảm ứng ở động vật, hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều A. trong chùy xi náp B. trong sợi thần kinh C. trong cung phản xạ D. từ nơi không bị kích thích
Bài 5. Trong tập tính ở động vật, đặc tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn? A. Tính lãnh thổ B. Tính quen nhờn
C. Tính thân thiện D. Tính hung dữ
Bài 4. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen. IV. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Bài 3. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại T nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại G. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2802 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là: A. A = T = 801; G = X = 400. B. A = T = 800; G = X = 399. C. A = T = 799; G = X = 401. D. A = T = 799; G = X = 400.
Bài 2. Trong quá trình vận chuyển nước và ion khoáng ở rễ cây, nơi cuối cùng nước và các chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào hệ thống mạch gỗ của rễ là: A. tế bào lông hút. B. tế bào biểu bì. C. tế bào nội bì. D. khí khổng.
Bài 1. Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào sau đây sai ? A. Trong thức ăn và nước uống thiếu iốt, trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. B. Vào thời kì dậy thì ở nam, hooc môn ơstrôgen được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí. C. Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. D. Trong cùng một loài, sự phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau.
Bài 40. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường khác nhau. D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến