Bài 14. Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen tạo ra nhiều loại mARN. B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác. C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. D. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
-
Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Bài 13. Thành tự nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
B. Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. C. Tạo giống lúa " gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- carôten trong hạt. D. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Bài 12. Có bao nhiêu ý không đúng khi nói về cách làm tiểu bản quan sát nhiễm sắc thể trong nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục của châu chấu đực. (a) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực. (b) Kéo đứt đầu châu chấu để bung ra nội quan trong đó có tinh hoàn. (c) Đưa tinh hoàn lên phiến kính (lam kính), nhỏ nước cất, tách mỡ khỏi tinh hoàn... (d) Có thể dùng oocxein axetic nhỏ lên tinh hoàn để nhuộm (15-20 phút). (e) Sau khi xử lý xong tiêu bản, quan sát tiêu bản ở bội giác lớn nhất đến nhỏ nhất. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Bài 11. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. B. Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành. D. Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ.
Bài 10. Đặc điểm nào không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ A. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. B. Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau. C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
Bài 9. Thể đột biến là những cá thể mang A. gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình đột biến. B. đột biến gen. C. gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình bình thường. D. nhiễm sắc thể.
Bài 8. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào A. ruồi giấm. B. vi khuẩn. C. tảo lục. D. sinh vật nhân thực.
Bài 7. Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm
A. kiểm tra độ thuần chủng của giống. B. tạo biến dị tổ hợp. C. tạo ưu thế lai. D. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
Bài 6. Nói về mã di truyền có một số nhận định như sau: 1- Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin. 2- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. 3- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. 4- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Bài 5. Nhận định không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menđen: A. Nhân tố di truyền chính là gen. B. Các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li đồng đều kéo theo phân li của các alen trên đó. C. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. D. Trong tế bào sinh dưỡng, các gen tồn tại thành cặp alen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Bài 4. Vìsao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vìsống trong môi trường phức tạp. D. Vìsố tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến