Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các câu nghi vấn đó a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? ... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa? (Phạm Duy Tốn) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? (Nguyên Hồng) Bái tập 2: Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau? (Đọc kỹ bài Câu nghi vấn (tiếp theo) rồi làm bài). Bác ăn cơm rồi à? Bạn viết bài này chăng?  “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Ngô Tất Tố) “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…” (Ngô Tất Tố)  “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” (Nam Cao)  “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?” (Nguyên Hồng) Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung của khổ thơ trên? Nêu nội dung nghệ thuật văn bản?  Bài tập 4: Thuyết minh về một thứ đồ chơi.

Các câu hỏi liên quan

Read the passage. Answer the question below: Hurricanes, cyclones, and typhoon are all the same weather phenomenon; we just use different names for these storms in different place. In the Atlantic and Northwest Pacific, the term ‘‘hurricane’’ is used. The same type of disturbance in the Northwest Pacific is called a ‘‘typhoon’’ and ‘‘cyclone’’ occur in the South Pacific and Indian Ocean. The ingredients for these storms include a pre-existing weather disturbance, warm tropical oceans, moisture, and relatively light winds. If the right conditions persist long enough, they can combine to produce the violent winds, incredible waves, torrential rains, and floods we associate with this phenomenon. In the Atlantic, hurricane season officially runs from June 1 to November 30. However, while 97 percent of tropical activity occurs during this time period, there is nothing magical in these dates, and hurricanes have occurred outside of these six months. 1. Which name is used for the very big storms in Northwest Pacific? ………………………………………………………………………………… 2. Where is the name ‘‘cyclones’’ used? ………………………………………………………………………………… 3. What are the features of the severe storms which occur within a long time? ………………………………………………………………………………… 4. When do hurricanes often occur? ………………………………………………………………………………… 5. Is it possible that hurricanes can occur even when it is not hurricane seasons? ………………………………………………………………………………… GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP