1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Đi từ đề tài quê hương là đề tài quen thuộc trong văn học
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con:
Năm 1980 - những năm cuối bảy mươi đầu tám mươi của thế kỉ hai mươi, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh những người làm ăn chân chính, có những người buôn gian bán lận, từ hiện thực khó khăn ngày ấy, Y Phương làm bài thơ này để "tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời là để nhắc nhở con cái sau này".
* Khung cảnh gia đình hạnh phúc, đầm ấm, có cha mẹ và tiếng cười đùa của con trẻ: "Chân phải... tiếng cười"
- Đứa trẻ là sự kết tinh tình yêu của cha và mẹ, sự khôn lớn của con cái luôn là niềm hạnh phúc của bậc sinh thành.
- Chứng kiến đứa trẻ đang tập đi những bước đi đầu tiên trong cuộc đời, cha mẹ vui mừng, xúc động khôn xiết.
- "tiếng nói", "tiếng cười" là đích đến, là sự cổ vũ, động viên của cha mẹ dành cho con.
* Hình ảnh "người đồng mình": "Người đồng mình... câu hát"
- "Người đồng mình": Cách nói giản dị, mộc mạc của người dân tộc, chỉ những người cùng chung vùng miền, cùng chung quê hương, Tổ quốc.
- Đứa trẻ không chỉ lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự giáo dục của cha mẹ, gia đình mà còn lớn lên trong sự thân thuộc, nghĩa tình của những người xung quanh.
- Các động từ "đan", "cài", "ken": Công việc tỉ mỉ, cần sự khéo léo
- Công việc của "người đồng mình" vất vả nhưng họ rất yêu cuộc sống, yêu lao động, chính tiếng hát đã khơi dậy tinh thần lạc quan và giúp tâm hồn họ trở nên phong phú.
* Bài học về sự biết ơn, sự gắn bó máu thịt với quê hương, đất nước: "Rừng cho hoa... tấm lòng"
- Núi rừng ngoài cho gỗ, các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày, còn "cho hoa" - kết tinh vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật, từ vùng đất đầy sỏi đá.
- Con đường quê hương: Gồ ghề, không bằng phẳng nhưng chứa đựng ân tình, tấm lòng nhân hậu của những con người quê hương.
=> Quê hương chính là cội nguồn, là nơi bao bọc chở che đứa trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chắc để đứa trẻ ấy vững bước trên đường đời.
* Hình ảnh những con người giàu ý chí, nghị lực trên mảnh đất quê hương: "Người đồng mình... lo cực nhọc"
- Đức tính đáng quý của người đồng mình: Vững tâm không bao giờ bỏ cuộc; bền bỉ, gắn bó tha thiết với quê hương dù quê hương còn nghèo khó
- Nghệ thuật đối lập: "cao đo" - "xa nuôi", "nỗi buồn" - "chí lớn" => Sức sống kiên cường của con người nơi đây
- Các hình ảnh ẩn dụ "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói", "lên thác xuống ghềnh": Những vất vả, nhọc nhằn, khó khăn của những người dân nơi đây phải chịu đựng, vậy nhưng họ "không chê" => Thái độ chấp nhận và sự kiên gan bền chí của những người dân nơi đây
- Phép so sánh "sống như sông như suối": Sức sống mãnh liệt của họ.
* Lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dành cho con: "Người đồng mình... phong tục"
- Vẻ đẹp ngoại hình bình dị nhưng tâm hồn chân chất, mộc mạc, tâm hồn luôn hướng đến quê hương.
- Lòng tự hào dân tộc, sự khéo léo, đức tính cần cù đã làm nên những phong tục tập quán tốt đẹp mang bản sắc văn hóa riêng.
- Người cha dặn dò đứa con: "Con ơi... nghe con"
+ Phải sống gắn bó, thủy chung, nghĩa tình với quê hương.
+ Phải biết vượt qua những gian khó bằng ý chí, nghị lực, sức mạnh của bản thân.
+ Không được phép quên đi nguồn cội, quê hương của mình.
+ Gìn giữ những đức tính quý giá của "người đồng mình".
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.