Bài 20. Ở người, bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể? A. Bệnh bạch tạng. B. Bệnh phêninkêtô niệu. C. Bệnh Đao. D. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
đáp án d
Bài 19. Trong một thí nghiệm người ta cho lai 2 dòng đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu được ở F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ thẫm: 7 hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. tương tác bổ sung giữa các gen không alen. B. tương tác gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. C. tương tác giữa các gen alen với nhau. D. tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
Bài 18. Để tạo ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật chuyển gen người ta dùng hai loại enzim là A. ADN pôlimeraza và rectrictaza. B. rectrictaza và ligaza. C. ligaza và enzim ARN pôlimeraza. D. ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza.
Bài 17. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trộiso với các dạng bố mẹ được gọi là A. biến dị tổ hợp.
B. ưu thế lai. C. biến dị di truyền. D. thể đột biến.
Bài 16. Khi nói về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn phát biểu nào sau đây là sai? A. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng vớisố nhóm gen liên kết. B. Các gen trên một cùng nhiễm sắc thể phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. C. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng vớisố nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội(n) của loài đó. D. Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
Bài 15. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là A. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng. B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.
Bài 14. Đột biến lệch bội làm thay đổisố lượng nhiễm sắc thể liên quan đến
A. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể không tương đồng. C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không tương đồng.
Bài 13. Điều kiện nào là chủ yếu để đảm bảo thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi tần số alen được duy trì không đổi qua các thế hệ? A. các loại giao tử có sức sống như nhau. B. các cá thể có sức sống như nhau. C. Không có đột biến và chọn lọc. D. các cá thể giao phối ngẫu nhiên.
Bài 12. Thành phần cấu tạo của một opêron Lac ở vi khuẩn E.coli theo trình tự là A. vùng khởi động P, gen điều hòa R và một nhóm gen cấu trúc Z, Y, A. B. vùng vận hành O, gen điều hòa R và một nhóm gen cấu trúc Z, Y, A. C. vùng khởi động P, vùng vận hành O và một nhóm gen cấu trúc Z, Y, A. D. gen điều hòa R, vùng khởi động P, vùng vận hành O và gen cấu trúc Z, Y, A.
Bài 11. Dạng đột biến nào giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến