Bài 30. Quá trình thoát hơi nước qua lá là A. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây. C. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.
Quá trình thoát hơi nước qua lá là Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ (do nước vận chuyển qua mạch gỗ) Động lực đầu dưới là áp suất rễ
Bài 29. Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa. A. Chưa có tuyến tiêu hóa → có tuyến tiêu hóa. B. Tiêu hóa bằng ống → tiêu hóa bằng túi. C. Chưa có cơ quan tiêu hóa → có cơ quan tiêu hóa. D. Nội bào là chính → ngoại bào chiếm ưu thế.
Bài 28. Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng cây thân cao, hạt tròn thơm với cây thân thấp, hạt dài, không thơm thu được 100% cây thân cao, hạt tròn, thơm. Cho F1
tự thụ phấn thu được F1 gồm 9 cao, tròn, thơm : 3 cao, dài, không thơm;
3 thấp, tròn, thơm; 1 thấp, dài, không thơm. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp tử di truyền liên kết không hoàn toàn và phân ly độc lập với cặp đồng hợp tử còn lại. B. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên gồm quy luật phân ly, phân ly độc lập; liên kết gen hoàn toàn. C. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp di truyền liên kết hoàn toàn và phân lý độc lập với cặp đồng hợp tử còn lại. D. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên gồm quy luật phân ly độc lập, tương tác gen át chế.
Bài 27. Tạisao vận tốc máu ở mao mạch lại chậm hơn ở động mạch? A. Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch.
B. Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch. C. Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch. D. Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu trong khi thành động mạch không có.
Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên NST thường, gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả 2 tính trạng trên, bố có mắt bình thường và có da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra kiểu gen của mẹ, bố là
Bài 25. Ở loài thực vật lưỡng bội(2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây? A. AaaBbDd. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEe.
Bài 24. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây? A. Gen → mARN → polipeptit → protein → tính trạng. B. Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng. C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng. D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng.
Bài 23. Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm
A. 100% cây hoa đỏ. B. 75% cây hoa đỏ; 25% cây hoa trắng. C. 25% cây hoa đỏ; 75% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa trắng.
Bài 22. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbGgHh x AaBbGgHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ là A. 9/64. B. 81/256. C. 27/64. D. 27/256.
Bài 21. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch và giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình Calvin
diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và giai đoạn tái cố định CO2
diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. Phương án sai gồm:
Bài 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng liên kết gen? A. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lương NST có trong bộ NST đơn bội của loài. B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. C. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. D. Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến