Câu 21 Hỗn hợp bột E gồm Cu và Ag. Cho E vào lượng dư dung dịch nào sau đây để hòa tan
Cu và thu được Ag?
A. AgNO3. B. HNO3. C. CuSO4. D. HCl.
A
Câu 18 Cho thứ tự các cặp oxi hoá - khử: Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Fe2+ khử được Ag+ thành Ag. B. Ag+ oxi hoá được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe2+. D. Fe3+ oxi hoá được Ag thành Ag+.
Câu 17 Cho thứ tự các cặp oxi hoá - khử: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hoá được Cu thành Cu2+. B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hoá được Cu thành Cu2+. D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Câu 16 Cho dãy các kim loại: Ba, Zn, Fe, Cu, Ag. Số kim loại (dùng dư) có khả năng khử được muối Fe(III) trong dung dịch, thu được muối Fe(II) là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 15 Cho dãy các dung dịch: (1) MgCl2, (2) HCl, (3) HNO3 loãng, (4) Fe2(SO4)3, (5) CuSO4. Số dung dịch tác dụng được với Fe là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 14 Cho phản ứng hóa học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Trong phản ứng xảy ra sự khử Cu. B. Trong phản ứng, Ag+ bị oxi hoá.
C. Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Ag.
Câu 13 Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 12 Hỗn hợp bột X gồm Zn, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. FeCl3
Câu 11 X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3. Trong dãy điện hoá, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Fe, Cu. B. Cu, Zn. C. Ag, Mg. D. Al, Au.
Saccarozo và fructozo đều thuộc loại :
Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến