Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho dung dịch AgNO3 đến dư vào X, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.

A. 90,42 gam. B. 89,34 gam.

C. 91,50 gam. D. 92,58 gam.

Các câu hỏi liên quan

Công thức mối liên hệ giữa H+ phản ứng và sản phẩm khử:

2H+ + NO3- + 1e —> NO2 + H2O

4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O

10H+ + 2NO3- + 8e —> N2O + 5H2O

12H+ + 2NO3- + 10e —> N2 + 6H2O

10H+ + NO3- + 8e —> NH4+ + 3H2O

Sau các phản ứng trên, nếu còn H+ dư và còn kim loại đứng trước H thì:

2H+ + 2e —> H2

Nếu hỗn hợp chất khử chứa các oxit thì tốn thêm H+ để chuyển phần oxi trong oxit này thành H2O:

2H+ + O —> H2O

Vậy:

nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit

Chú ý:

Vấn đề về muối Fe3+, Fe2+ trong dung dịch sau phản ứng, hiện có 2 quan điểm:

Quan điểm 1: Phần khí có H2 thì dung dịch không có Fe3+. Lý do là theo dãy điện hóa, Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn H+ nên Fe3+ sẽ bị khử trước H+, vì vậy khi H+ bị khử sinh H2 thì Fe3+ đã hết từ trước đó rồi.

Quan điểm 2: Phần khí có H2 thì dung dịch vẫn có thể có Fe3+. Lý do là chất rắn ban đầu đem hòa tan vào H+, NO3- thì một phần oxit như Fe2O3, Fe3O4 có thể tan (trong H+) sau khi chất khử (Mg, Al, Zn, Fe… ) đã hết.

Nhận xét: Quan điểm 1 chỉ đúng khi Fe3+ đã có sẵn từ đầu (Ví dụ Fe(NO3)3, FeCl3… ) nhưng nếu Fe3+ không có sẵn (Fe2O3, Fe3O4 – Cần lưu ý thêm là hai oxit này chứa Fe+3 chứ không phải Fe3+, nó cần một phản ứng với H+ mới chuyển thành ion) thì quan điểm 2 lại chính xác, phù hợp với thực tế và không trái quy luật nào.