Nhiệt phân hỗn hợp hai muối đến khối lượng không đổi thu chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thấy chất rắn tan một phần. Vậy hai muối đã cho là
A. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. AgNO3, Cu(NO3)2. D. NaNO3, Mg(NO3)2.
A. X gồm CuO, MgO tan hết trong HCl
B. X chỉ có Fe2O3 tan hết trong HCl
C. X gồm Ag và CuO, tan một phần trong HCl (Ag không tan).
D. X gồm NaNO2, MgO tan hết trong HCl.
Đun nóng hỗn hợp X chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp Z chứa 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Lấy toàn bộ Z đun nóng với H2SO4 đặc ở 140 0C thu được 12,78 gam hỗn hợp gồm 3 ete (biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol đều bằng 75%). Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 6,6. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ là
A. 46,2% B. 51,1% C. 56,4% D. 48,8%
Nhiệt phân 75,2 gam Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 53,6 gam chất rắn và V lít khí thoát ra. Tính V?
Trong các câu sau: a) Cu2O vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. b) CuO vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. c) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch NH3 d) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào dầu hỏa hoặc xăng. e) CuSO4 có thể dùng để làm khô khí NH3 Các câu đúng là:
A. a, c, d B. a, c, e C. c, d D. a, d
Hấp thụ V ml CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 xM thu được m (g) kết tủa trắng. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Tính V, x, m.
Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết các cation trong mẫu nước trên?
A. NaOH. B. K2SO4. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Cho hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tổng số mol là x mol) tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol HNO3 (x : y = 8 : 21) thu được hỗn hợp chất khí D (dung dịch sau phản ứng không chứa NH4+) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat. Số mol electron do lượng kim loại trên nhường khi bị hoà tan là:
A. 0,75y B. 2,1x C. 0,833y D. y
Hoà tan 1,28 gam sắt và 1 oxit sắt bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 0,224 lít khí H2 đktc. Mặt khác nếu lấy 6,4 gam hỗn hợp đó đem khử bằng H2, còn lại 5,6 gam chất rắn. Viết các PTHH xảy ra? Xác định CTPT của Oxit sắt?
Hòa tan hết 19,12 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,8 mol HCl, thu được dung dịch Z và 4,48 lít khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 4 : 11). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,94 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là:
A. 125,60. B. 124,52. C. 118,04. D. 119,12.
Trung hòa hết 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được 2,46 gam muối khan. Axit là
A. HCOOH. B. CH2=CHCOOH.
C. CH3CH2COOH. D. CH3COOH.
Hỗn hợp (E) gồm các chất C2H4(OH)2; CH2=CH-CH2CH2OH, CH2=CH-CH2-NH2, CH3CH2OH, C6H10, CH3COOC2H5 và axit malonic. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp (E) trong khí oxi, thu được N2, CO2 và nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua x (gam) dung dịch Ba(OH)2; đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 200,94 gam kết tủa và (x – 113,44) gam dung dịch (F). Đun nóng dung dịch (F) thì thu được tối đa 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, nêu cho 0,4 mol hỗn hợp (E) tác đụng với đung dịch KOH đun nóng (vừa đủ), cô cạn dung địch sau phản ứng thu được chất rắn khan trong đó có chứa m gam muối của axit malonic. Giá trị của m là?
A. 9,9. B. 10,8. C. 14,4. D. 16,2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến