Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng hết với AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa.
Phần 2: Đun nóng với NaOH 0,5M tạo thành 6,72 lít khí (đkc)
a. Tính khối lượng hh A.
b. Tính thể tích NaOH cần dùng.
Đặt a, b là số mol NH4Cl và NH4NO3 trong mỗi phần.
Phần 1:
NH4Cl + AgNO3 —> AgCl + NH4NO3
a……………………………a
—> nAgCl = a = 0,1
Phần 2:
NH4Cl + NaOH —> NH3 + H2O + NaCl
a…………….a………….a
NH4NO3 + NaOH —> NH3 + H2O + NaNO3
b………………b……………b
—> nNH3 = a + b = 0,3
—> b = 0,2
mA = 2(53,5a + 80b) = 42,7 gam
nNaOH = a + b = 0,3 —> V = 0,6 lít
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 80. C. 60. D. 40.
Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong 1,0 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và 1,792 lít hỗn hợp hai khí N2 và N2O (đktc) có tỉ khối so với H2 là 18. Cho vào dung dịch B một lượng dung dịch NaOH 1M đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thì cần 1,03 lít. Khối lượng muối thu được trong dung dịch B là
A. 52,44 gam. B. 50,24 gam.
C. 57,40 gam. D. 58,20 gam.
Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Chất nào sau đây có khả năng thăng hoa?
A. Kim cương. B. Muối ăn.
C. Naphtalen. D. Bột nở.
Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, Fe, Mg, Hg.
B. Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3.
C. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2.
D. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ca(OH)2.
Nung nóng 36,34 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4 và Cr2O3 trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 15,2 gam; đồng thời thoát ra 0,09 mol khí H2. Nếu cho 36,34 gam X vào dung dịch chứa 2,0 mol HCl (dùng dư), thu được 0,5 mol khí H2 và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa x mol NaOH (không có mặt oxi), thu được 26,16 gam hỗn hợp các hiđroxit. Giá trị của x là.
A. 2,46. B. 2,44. C. 2,48. D. 2,42.
Dung dịch A là dung dịch H2SO4, dung dịch B là dung dịch NaOH. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lit dung dịch X cần 40 gam KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 2:3 thì được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít dung dịch Y cần 29,2 gam HCl 25%. Tính nồng độ mol của dung dịch A và B.
Tìm muối X thỏa mãn hai phản ứng sau và viết phương trình phản ứng xảy ra:
(1) Natri aluminat + X –> 3 muối + H2O (2) Natri cacbonat + X –> Khí cacbonic + 2 muối + H2O
Một hidrocacbon không vòng, nặng hơn không khí, ở thể khí ở đkc và không làm mất màu dung dịch nước brom. Xác định CTPT của A biết rằng A chỉ cho 1 sản phẩm thế monoclo.
Cho m gam hỗn hợp (H) gồm Al, Al2O3 (2x mol), MgO (3x mol), CuO tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 và 0,1 mol NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (0,08 mol NO, 0,04 mol H2). Nhỏ từ từ dung dịch chứa NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại thì dừng. Nung m gam (H) trong chân không, thu được 36,48 gam rắn Z chứa một đơn chất và hai hợp chất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 240,18 gam. B. 171,94 gam.
C. 265,14 gam. D. 257,34 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến