Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu?
nNO = 0,3 —> nNO3- = ne = 0,9
m muối = m kim loại + mNO3- = 71,7 gam
Hòa tan hết 11,24 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Mg(NO3)2 trong dung dịch chứa x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 62,0 gam và hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được 13,34 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 46,68 gam hỗn hợp khí và hơi. Giá trị của x là
A. 0,88. B. 0,96. C. 0,93. D. 0,89.
Oxi hóa một lượng ancol RCH2OH bằng oxi với xúc tác thích hợp thu được 9,2 hỗn hợp Y gồm RCHO, RCOOH, RCH2OH và H2O. Chia Y làm 2 phần bằng nhau, trung hòa phần 1 cần 30ml dung dịch NaOH 1M, phần 2 tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít khí H2.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Xác định RCH2OH.
b. Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, tính khối lượng Ag sinh ra.
Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Yđều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ sốmol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tửtrùng với công thức đơn giản nhất. Sốcông thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este E bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần dùng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là
A. 63,39%. B. 36,61%. C. 27,46%. D. 37,16%.
Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 6a và a mol A phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 12,8 gam Br2, thu được 18,12 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là:
A. 7,2 B. 8,4 C. 6,4 D. 6,8
Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,2M cần để trung hòa 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M, Ca(OH)2 0,25M. Tính m muối thu được và thể tích nói trên
X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6:2:1. Đốt cháy hết 56,56g T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56g T trong 400ml dung dịch KOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
A. 0,843 B. 0,874 C. 0,698 D. 0,799
Hòa tan hết 31,64 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Cu trong dung dịch chứa 0,72 mol HNO3 và 0,12 mol NaNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,02 mol NO và a mol NO2. Dung dịch X hòa tan tối đa 6,4 gam bột Cu thấy thoát ra a mol NO và dung dịch Z chứa 83,48 gam muối. Phần trăm khối lượng của Cu có trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 12,14% B. 23,12% C. 21,11% D. 11,24%
A là dung dịch CuSO4. Cho thêm 8,5 gam bột CuSO4 vào 48 gam dung dịch A rồi khuấy đều thì khối lượng kết tinh CuSO4.5H2O tách ra tối đa là 10 gam và dung dịch B còn lại có nồng độ 20%. Xác định C% của dung dịch A.
Đốt cháy c mol peptit Z được tạo ra từ aminoaxit no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước là c mol. Z là:
A. Dipeptit B. Tripeptit
C. Tetrapeptit D. Pentapeptit
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến