Từ muối ăn, nước và điều kiện cần thiết không thể điều chế được:
A. nước Giaven B. axit HCl
C. dung dịch NaOH D. dung dịch NaHCO3
Từ muối ăn, nước và điều kiện cần thiết không thể điều chế được dung dịch NaHCO3 do nguồn nguyên liệu không có cacbon.
Khử hoàn toàn 2,88 gam FexOy bằng H2 và hòa tan hoàn toàn Fe tạo thành bằng dung dịch HCl thu được 0,8064 lít H2 (đktc). Công thức của sắt oxit là?
A. FeO B. Fe2O3
C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe3O4
X và Y là hai nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X-, Y- trong dung dịch chứa 4,4 gam muối natri của chúng cần 150ml dung dịch AgNO3 0,4M. X và Y là:
A. flo, clo B. clo, brom
C. brom, iot D. không xác định được.
Hòa tan hoàn toàn 6,0 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 20,6. B. 20,2. C. 13,3. D. 13,1.
Hòa tan 4,0 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X (hóa trị II, đứng trước hidro trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Để hòa tan 2,4 gam X thì cần dùng chưa đến 250ml dung dịch HCl 1M. Kim loai X là
A. Ba. B. Zn. C. Ca. D. Mg.
Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng Al đã dùng là
A. 16,2 gam. B. 5,4 gam. C. 8,1 gam. D. 10,8 gam.
Khi cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 20,43 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,9M. C. 0,5M. D. 0,8M.
Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch A lần lượt là:
A. 0,18M và 0,26M B. 0,21M và 0,18M
C. 0,21M và 0,32M D. 0,2M và 0,4M
Cho m gam Al vào 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm Ag2SO4 và CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lọc chất rắn ra khỏi dung dịch thu được 33,3 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B thành hai phần bằng nhau, cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư thu được chất rắn D Và 1,68 lít khí (đktc). Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được khối lượng chất rắn tăng 16% so với khối lượng D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch C thu được dung dịch E và không thấy kết tủa xuất hiện. Nhúng thanh sắt vào dung dịch E đến khi dung dịch mất màu xanh và có 0,448 lít khí (đktc) thoát ra, khối lượng thanh sắt giảm 1,088 gam so với khối lượng thanh sắt ban đầu (giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh sắt)
-Tính nồng độ mol/lít các chất trong A
-Cho phần 2 chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc, chất khử duy nhất) Tính V?
Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+. Phản ứng này cho thấy:
A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.
C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.
D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.
Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl → NH3 + HCl
B. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3
D. NH4NO2 → N2 + 2H2O
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến