Cho các chất sau: Na2CO3, K3PO4, H2S, Ca(OH)2, Na2SO4. Số chất có thể sử dụng để làm mềm nước cứng tạm thời là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Các chất làm mềm nước cứng tạm thời là Na2CO3, K3PO4 và Ca(OH)2 (vừa đủ).
Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa NaOH, Ca(OH)2, NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng phụ thuộc vào lượng CO2 được biểu diễn trên đồ thị
Giá trị của x là
A. 0,74 mol. B. 0,75 mol. C. 0,72 mol. D. 0,71 mol.
Trong các amino axit sau: glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin có bao nhiêu chất làm đổi màu quỳ tím ẩm?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (CH5O2N) + NaOH dư, t° → X1 + X2 + H2O. (2) Y (C2H7O3N) + NaOH dư, t° → Y1 + Y2 + H2O. Biết rằng X2 và Y2 là hai khí hơn kém nhau 14 đvC và đều có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Y1 là muối vô cơ có tính bazơ.
B. Chất Y có tính lưỡng tính.
C. Chất X1 cho được phản ứng tráng gương.
D. Chất X2 và Y2 đều là hợp chất hữu cơ.
Cho các phát biểu sau: (a) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozơ axetat. (b) Fructozơ là chất kết tinh, không tan trong nước. (c) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. (d) Fructozo không làm mất màu nước brom. (e) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (g) Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
X, Y là hai axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bời X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được CO2 có khối lượng nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31.
Cô cạn G rồi nung với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với?
A. 3,5 B. 4,5 C. 2,5 D. 5,5
Phần trăm khối lượng của T trong E là
A. 42,55%. B. 51,76%. C. 62,75%. D. 50,26%.
Cho các cặp dung dịch sau: NaOH và NaHCO3, BaCl2 và NaHCO3, Ba(AlO2)2 và Na2SO4, Ba(HCO3)2 và NaOH, CH3COONH4 và HCl, KHSO4 và NaHCO3. Số cặp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Cho thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng rồi thêm ít giọt CuSO4. 2. Cho thanh đồng nguyên chất và dung dịch HCl loãng. 3. Nhỏ dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. 4. Cho thanh nhôm vào dung dịch NaOH. 5. Để một vật bằng gang trong không khí ẩm. 6. Cho một vật bằng kẽm dư vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm kim loại bị ăn mòn điện hóa học là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp gồm a mol Cu và 3a mol FeCl3 vào nước dư. (b) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư. (c) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3. (d) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (e) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. (g) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến