Kim loại trong muối sunfat chiếm 40% về khối lượng. Tính phần trăm khối lượng của kim loại đó trong hợp chất với oxi.
Kim loại 40% —> Gốc SO4 chiểm 60%
Muối sunfat có x gốc SO4
—> M muối = 96x/60% = 160x
—> x = 1, M muối = 160: CuSO4
Oxit là CuO —> %Cu = 80%
Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ đun nóng đựng 8g FexOy đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng xong người ta thu được một hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 20.
a, Tính % theo thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí X.
b, Tìm công thức oxit sắt?
Dẫn luồng H2 đi qua hỗn hợp chất rắn A nung nóng chứa : MgO, Na2O, CuO, Fe3O4, BaO. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn B.Hòa chất rắn B vào nước được dung dịch X và chất rắn D không tan. Lấy chất rắn D cho vào dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch M và chất rắn R. Cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y.
Xác định những chất có trong B, X, D, M, R, Y. Viết phương trình hóa học minh họa
Nung nóng 21,6 gam Mg và Fe(NO3)2 trong bình chân không, sau một thời gian, thu được chất rắn X và 0,15 mol hỗn hợp NO2 và O2. Hòa tan X trong 200 gam dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa 30,86 gam muối và 1,796 lít (đktc) hỗn hợp gồm NO và H2 có tỉ khối so với He là 5,75. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 88,26 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0 B. 6,1 C. 6,2 D. 6,3
Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,3 mol Ca(OH)2, phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn.
TN2: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,3 mol Ca(OH)2 và 0,1 mol NaOH, phản ứng hoàn toàn thu được 2m gam chất rắn.
Tìm x, m
Chất A là hidroxit của sắt. Nung A trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn B là một oxit và hỗn hợp D gồm hai khí (ở nhiệt độ 127°C và áp suất 1 atm). Hỗn hợp D có tỉ khối hơi so với H2 là 19/3. Xác định công thức của A, B, biết H2O bay hơi ở 100°C và 1 atm.
Hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 52,8 gam E trong dung dịch chứa 0,7 mol KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối của gly, ala, val trong đó muối của gly chiếm 51,675% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn F cần 55,44 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn nhất trong X là
A. 46,59 B. 35,61 C. 17,8 D. 68,89
Hỗn hợp X gồm glyxin và alanin (trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (2m-17,4) gam muối. Giá trị của m là
A. 32,0. B. 25,6. C. 21,2. D. 24,0.
Hỗn hợp M gồm hai peptit X, Y và este Z (đều mạch hở, Z tạo từ ancol 2 chức và axit cacboxylic đơn chức) có tỉ lệ mol X : Y là 2 : 3. Tổng số liên kết π trong ba phân tử là 13. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được hỗn hợp 3 muối gồm 0,13 mol X1, 0,09 mol X2, 0,08 mol X3 và ancol T. Đem lượng T trên cho vào bình Na dư, sau phản ứng khối lượng chất rắn tăng 2,4 gam. Đốt cháy m gam M cần a mol O2 thu được 19,04 lít CO2 (đktc). Biết X và Y tạo thành từ các amino axit là đồng đẳng của glyxin, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,12. B. 0,98. C. 0,99. D. 0,10.
Hỗn hợp X chứa hai chất hữu cơ mạch hở Y (C6H15O3N3) và este Z (C3H7O2N). Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a (gam) muối X1, b (gam) muối X2 (thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và MX1 < MX2) và 2,53 gam hỗn hợp T gồm (amin và ancol) đều đơn chức, có cùng nguyên tử cacbon. Cho 1,265 gam T vào bình đựng Na dư, thấy thoát ra 616,0 ml khí (đktc). Ti lệ a : b gần nhất với
A. 2,30 B. 3,30 C. 2,53 D. 3,53
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Nhúng thanh sắt vào nước. (c) Nhúng thanh bạc vào dung dịch H2SO4 loãng. (d) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch KOH. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến