Cho hỗn hợp gồm 0,5 mol K; 0,2 mol Na; 1,2 mol Al vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 22,4. B. 26,1. C. 33,6. D. 44,8.
nK+ = 0,5; nNa+ = 0,2; nBa2+ = 0,2, bảo toàn điện tích —> nAlO2- = 1,1
—> nAl phản ứng = 1,1
Bảo toàn electron: 2nH2 = nNa + nK + 3nAl phản ứng
—> nH2 = 2 —> V = 44,8 lít
Đốt cháy 2,14 gam hỗn hợp M gồm ankan X và anken Y (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số nguyên tử cacbon có trong phân tử của X và Y tương ứng là:
A. 3 và 4. B. 3 và 3. C. 2 và 4. D. 4 và 3.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm và kiềm thổ vào 400 ml dung dịch HCl 0,25M, thu được 400 ml dung dịch Y trong suốt có pH = 13. Cô cạn dung dịch Y thu được 10,07 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,16. B. 5,84. C. 4,30. D. 6,45.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. X, Y, Z lần lượt là:
A. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
B. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, Na2Cr2O7.
C. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
D. Na2Cr2O7, NaCrO2, Na2CrO4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Ag vào dung dịch HCl 36,5%. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (d) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4. (e) Đốt cháy NH3 trong oxi có xúc tác Pt ở 850°C. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:
Khi lượng kết tủa là 159,25 gam thì số mol Ba(OH)2 đã dùng là
A. 0,65. B. 0,75. C. 0,85. D. 0,55.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng. – Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng. – Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NH4HCO3, Na2CO3.
B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.
C. NaHCO3, (NH4)2CO3.
D. NaHCO3, Na2CO3.
Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch X. Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Điện phân dung dịch X với trong thời gian 11580 giây với cường độ dòng điện 10A, thu được V lít khí (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của V là
A. 7,84. B. 10,08. C. 12,32. D. 15,68.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X cần vừa hết 10,08 lít oxi (đktc), thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng X có dạng HCOOCxHy và khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH không tạo ra ancol có mạch vòng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3. B. 7. C. 6. D. 8.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khí thoát ra ở anot chỉ có Cl2.
B. Khí thoát ra ở anot gồm Cl2 và O2.
C. Ở catot có khí H2 thoát ra.
D. H2O tham gia điện phân ở catot.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến