ngắn mà Bài 4. Lấy 2 ví dụ trong đời sống thực tế để chứng minh rằng: chúng ta thường sử dụng hoán dụ. Bài 5. Lấy 1 ví dụ về ẩn dụ và 1 ví dụ về hoán dụ, phân tích để thấy rõ sự khác biệt giữa hai phép tu từ trên. Bài 6. Viết đoạn văn hoặc bài văn khoảng 1 trang giấy miêu tả về sự thay đổi của cuộc sống xung quanh em trong giai đoạn cả nước phòng chống dịch Covid-19, trong đoạn có sử dụng 1 phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Chú thích rõ từng phép tu từ. Bài 7. Viết đoạn văn khoảng 7-8 câu miêu tả cảm xúc của em khi sắp được trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ dịch. Trong đoạn có sử dụng 1 phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Các câu hỏi liên quan

giúp mk hết chõ này mk hứa cho 5 sao nếu làm hết ko thì ko có mỗi bn làm một nửa nha *ko sao chép bài * Ngày Độc lập Mùng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Độc lập của nước ta. Hà Nội ngày đó tưng bừng màu đỏ của cờ, đèn, hoa và biểu ngữ. Các nhà máy nghỉ làm việc. Già, trẻ, gái, trai nắm tay nhau đi trên đường. Mọi người thấy mình cần có mặt trong ngày hội lớn của dân tộc. Trên gương mặt, nụ cười hạnh phúc lấp lánh. Mọi ngả đường, người dân đi lại tấp nập. Tất cả mọi người vừa đi vừa hát vang bài ca yêu đất nước. Trên quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, rõ ràng từng câu, từng chữ đi vào lòng người. Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Lời thề là ý chí của toàn dân kiên quyết thực hiện lời của Hồ Chủ Tịch trong bản Tuyên ngôn. 1. Ngày mùng 2 tháng 9 là ngày gì đáng ghi nhớ của nước ta? A. Ngày Tết B. Ngày Độc lập C. Ngày Tết Trung thu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở đâu? A. Hồ Gươm B. Nhà hát Lớn C. Quảng trường Ba Đình 3. Con hiểu thế nào là “Ngày Độc lập”? A. Là ngày mọi người đều đi làm B. Là ngày mọi người dân được là mọi việc theo ý thích C. Là ngày đánh dấu đất nước – nhân dân được độc lập, tự do, hòa bình, không phụ thuộc vào một quốc gia nào 4. Ngày Độc lập còn được gọi là ngày gì? A. Ngày Quốc khánh B. Ngày Chiến thắng C. Ngày của Mẹ 5. Những từ nào dưới đây không phải là từ chỉ hoạt động? A. đồng bào B. đi lại C. điềm đạm 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm của câu sau: Mùng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Độc lập của nước ta. …………………………………………………………………………………….. 7. Câu nào thuộc mẫu Ai (Cái gì, con gì) thế nào? A. Mùng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Độc lập của nước ta. B. Già, trẻ, gái, trai nắm tay nhau đi trên đường. C. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, rõ ràng từng câu, từng chữ. 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau? Trên gương mặt, nụ cười hạnh phúc lấp lánh. …………………………………………………………………………………… 9. Đặt 1 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) làm gì? để kể về hoạt động của Bác Hồ mà em biết. ……………………………………………………………………………………… 10. Em hiểu “lời thề” là gì? Em đã hãy nêu một tình huống có thể sử dụng lời thề: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… II. Luyện từ và câu: Bài 1: Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh. Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước câu Ai – thế nào? trong các câu dưới đây: A. Cô ca sĩ hát rất hay. B. Buổi sáng mùa đông trở nên ấm áp hơn khi có nắng. C. Đàn cá bơi lội tung tăng trên hồ nước. D. Đó là một buổi chiều trời hửng nắng. E. Các cô bác nông dân làm việc hăng say mỗi khi vụ mùa đến. G. Trên cành, từng chùm bưởi lúc lỉu như mời gọi mọi người đến hái. Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về các sự vật sau: a. Trời mùa thu: ………………………………………………………………………………………. b. Cánh diều: ………………………………………………………………………………………. c. Hàng tre trước ngõ: ………………………………………………………………………………………. d. Đường phố giờ tan tầm: ………………………………………………………………………………………. e. Trẻ lên ba: ………………………………………………………………………………………. Bài 4: Viết một đoạn văn từ 3 – 5 câu tả cảnh vật, trong đó có sử dụng ít nhất hai câu theo mẫu Ai thế nào? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… III. TẬP LÀM VĂN: Trong một hội thi, Ban giám khảo yêu cầu em hãy giới thiệu về nơi em sinh sống để thuyết phục mọi người một lần phải đến thăm. Em hãy viết lại bài giới thiệu này. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Cho biết đoạn văn : “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? * 1 điểm a.Vượt thác – Võ Quảng b. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi c.Cô Tô – Nguyễn Tuân Trong câu : “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? * 1 điểm a.Tự sự b. Tự sự và miêu tả c. Miêu tả Em hãy cho biết các kênh, rạch ở vùng sông nước Cà Mau như : kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt, rạch Mái Giầm được đặt tên theo cách nào? * 1 điểm a. Đặt tên theo các địa danh ở vùng đất Cà Mau b. Đặt tên theo đặc điểm thiên nhiên ở vùng sông nước Cà Mau c. Đặt tên theo cách gọi của người dân ở vùng Sông nước Cà Mau Trong câu “ Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” có mấy hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng ? * 1 điểm a. Hai b. Bốn c. Ba Câu văn : “ Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,…lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai…” được tác giả miêu tả vào thời gian nào ? * 1 điểm a.Buổi sáng b. Buổi chiều c. Buổi trưa Trong câu văn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” Có mấy động từ ? * 1 điểm a. Hai b. Ba c. Bốn Cho biết mô hình cấu tạo của phép so sánh “ trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ” gồm có mấy yếu tố ? * 1 điểm a. Vế (A), từ so sánh, vế (B) b. Vế (A), phương diện so sánh, từ so sánh, vế (B) c. Vế (A), phương diện so sánh, vế (B) Câu văn : Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” nói lên đặc điểm nào của sông Năm Căn ? * 1 điểm a. Sự hùng vĩ, trù phú và đầy sức sống hoang dã của sông Năm Căn b. Sự rộng lớn của sông Năm Căn c. Sự hoang dã và thơ mộng của sông Năm Căn Để có được câu văn : Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” tác giả dùng giác quan nào để quan sát? * 1 điểm a. Thính giác b. Thị giác và thính giác c. Thị giác Văn bản “ Sông nước Cà Mau ” của nhà văn Đòa Giỏi mang đến cho em tình cảm gì về thiên nhiên, đất nước ? * 1 điểm a. Tình yêu thiên nhiên b. Tình yêu quê hương, đất nước c. Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.