Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X chứa NaOH 0,5M và NaAlO2 0,5M. Khối lượng kết tủa (y gam) và số mol HCl tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Tỷ lệ a : b là
A. 1 : 2. B. 16 : 7. C. 2 : 1. D. 7 : 16.
nNaOH = nNaAlO2 = 0,05
nH+ = a = 0,05 + 1,56/78 = 0,07
nH+ = b = 0,05 + 0,05.4 – 3.2,34/78 = 0,16
—> a : b = 7 : 16
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết rằng: X là khí bùn ao; Z là hidrocacbon; T được phối trộn với xăng Ron A92 để sản xuất xăng E5; dung dịch có nồng độ khoảng 5% của R được dùng làm giấm ăn. a) Viết công thức cấu tạo rút gọn của X, Y, Z, T, R, V. b) Viết phương trình hóa học tương ứng với các mũi tên đã được đánh số trong sơ đồ trên.
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.
B. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.
C. Tăng dần.
D. Giảm dần đến tắt.
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Tinh bột → X → X1 → X2 → CH3COOC2H5 → X3 → X4 → X5 → C2H4
Este X mạch hở, không tồn tại đồng phân hình học và có công thức phân tử C6H8O4. Đun nóng 1 mol X với dung dịch NaOH dư, thu được muối Y và 2 mol ancol Z. Biết Z không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170°C không tạo ra anken. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O4Na2.
C. Trong X chứa hai nhóm -CH3.
D. Chất X phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
Viết các đồng phân của monoxicloankan ứng với các CTPT C4H8, C5H10
Cho các phát biểu sau (1) CH3COO-CH=CH2 có thể được điều chế từ axit và ancol tương ứng. (2) Phản ứng giữa anilin và dung dịch nước brom thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử. (3) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk. (4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (5) Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng giữa axit ađipic và etilen glicol. (6) (NH2)2CO, CH3CONH-CH2-COOC6H5 đều tác dung với NaOH dư theo tỉ lệ 1:2 (7) Toluen làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường (8) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (9) ε- Aminoaxit là aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ 6. Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Tiến hành điện phân dung dịch X chứa x gam Cu(NO3)2 và y gam KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian 5018 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 2,24 lít (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,15 gam bột Fe, sinh ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu điện phân dung dịch X với thời gian t giây, ở anot thu được 1,344 lít khí (đktc). Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của x là 23,5 gam. (b) Giá trị của y là 5,96 gam. (c) Giá trị của t là 2702 giây. (d) Nếu thời gian điện phân là 4825 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực. Số nhận định sai là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho sơ đồ của crom như sau: Cr(OH)2 + HCl → X; X + Cl2 → Y; Y + NaOH dư → Z; Z + NaOH + Cl2 → T. T là
A. NaCrO2. B. CrCl3. C. Na2Cr2O7. D. Na2CrO4.
Cho 1,25a mol Fe vào dung dịch chứa 4a mol HNO3 loãng. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trong các chất và dung dịch sau: HCl, AgNO3, Cl2, Cu, Na2CO3; số chất tác dụng được với X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Tiến hành điện phân 500 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 aM và KCl bM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,72 lít (đktc). Cho 28 gam sắt vào dung dịch Y thu được 25 gam hỗn hợp chất rắn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch Y không màu.
B. Khí NO thoát ra khi cho Fe vào dung dịch Y là 0,1 mol.
C. a + b = 1,1.
D. Ở thời điểm điện phân là 1,5t, tổng số mol khí thoát ra ở anot là 0,15 mol.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến