Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. H2 + S → H2S
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.
D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2 + 2HNO3.
Tại ống (1): Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2
H2 đi qua ống nằm ngang chứa S được nung nóng. Tại đây xảy ra phản ứng hóa hợp:
S + H2 —> H2S
Tại ống (2):
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.
Kết tủa màu đen (PbS) được tạo ra, có độ tan cực kỳ nhỏ nên không tan trong axit mạnh, loãng.
Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn với dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy mầu.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi (a) Đóng khóa K; (b) Mở khóa K?
A. (a) Mất màu, (b) Không mất màu.
B. (a) Không mất màu, (b) Mất màu.
C. (a) Mất màu, (b) Mất màu.
C. (a) Không mất màu, (b) Không mất màu.
Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch. Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc.
Hòa tan hết 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỉ lệ mol 1 : 2 : 3 bằng H2SO4 đặc nguội được dung dịch Y và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Tính khối lượng muối khan thu được và phần trăm mỗi kim loại ban đầu?
Đun nóng m gam hỗn hợp T gồm hai peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, đều được tạo bởi Gly và Ala (X và Y hơn kém nhau một nguyên tử oxi) cần vừa đủ 1 lit dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch B chứa 21,36 gam muối. Biết trong T, oxi chiếm 28,8088% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y trong T gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 40% B. 27% C. 36% D. 18%
Cho sơ đồ điện phân dung dịch CuSO4 như sau:
Chọn nhận định đúng?
A. Thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất quá trình điện phân không thay đổi.
B. Điện phân một thời gian Cu bám lên catot, đồng thời anot tan ra.
C. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch giảm.
D. Khi CuSO4 bị điện phân hết sẽ có khí H2 thoát ra bên anot.
Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, H2SO4, H2. B. Cu, H2SO4, SO2.
C. CaCO3, HCl, CO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3.
Cho quì tím vào các dung dịch riêng biệt: H2N[CH2]2CH(NH2)COOH, ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COONa, HOOC[CH2]2CH(NH2)-COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)-COONa, ClH3N-CH(CH3)-COOC2H5, (CH3NH3)2CO3, C17H35 COONa. Số dung dịch làm quì tím hóa xanh là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
B. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Cho hình vẽ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về qua trình điều chế HNO3 trong hình vẽ trên?
A. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
B. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn.
C. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
D. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Hỗn hợp A gồm MgO, CuO, các oxit sắt. Nung m gam A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được (m + 0,8) gam chất rắn. Trộn m gam A với n gam Al rồi nung nóng trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp B. Khuấy đều B trong dung dịch NaOH vừa đủ, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X có khối lượng tăng 22,8 gam so với dung dịch ban đầu và rắn Y. Dẫn một lượng CO, H2 vừa đủ qua Y nung nóng thu được hỗn hợp khí Z. Sục Z vào dung dịch X đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng dung dịch giảm 5,8 gam, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 41,5 gam rắn. Hòa tan B trong HNO3 dư thì thu được dung dịch T và thấy thoát ra 0,12 mol N2O; 0,08 mol NO. Cô cạn dung dịch T thu được rắn Q có tỉ lệ khối lượng giữa mH : mN = 5 : 1407, nung Q trong bình kín ở 6000C đến khối lượng không đổi thu được 113,68 lít hỗn hợp khí và hơi. Khối lượng MgO trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với:
A. 4. B. 5 C. 6. D. 7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến