Hỗn hợp X gồm metylamin, propylamin, trimetylamin thu được 3,36 lít N2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là
A. 200ml. B. 250ml. C. 150ml. D. 300ml.
nHCl = nN = 2nN2 = 0,3
—> V = 300 ml
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: + Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. + Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. + Bước 3: Để nguội hỗn hợp. + Bước 4: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Nhận định không đúng về thí nghiệm này là
A. Sau bước 1 thu được hỗn hợp đồng nhất.
B. Việc thêm nước cất ở bước 2 nhằm giữ thể tích hỗn hợp không đổi.
C. Sau bước 4 có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
D. Hỗn hợp sau bước 3 có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh thẫm.
Hỗn hợp M gồm Al2O3, Mg, Na (trong đó oxi chiếm 27,119% khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam M trong a mol HCl (vừa đủ), thu được dung dịch X và 2,576 lít H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa (a – 0,06) mol NaOH vào X, thu được dung dịch Y (chứa hai muối) và 9,52 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm khối lượng Mg trong M gần nhất với:
A. 19%. B. 20%. C. 21%. D. 22%.
Hỗn hợp X gồm ba este thuần chức. Thủy phân hoàn toàn 47,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam hỗn hợp muối và 21,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,4 gam X bằng oxi dư thu được 47,04 lít khí CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Giá trị của m là
A. 44,6. B. 45,8. C. 48. D. 52,0.
Cho hỗn hợp M gồm Ba, Na, K, Al (Na và K có số mol bằng nhau và bằng 2 lần số mol Ba) tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1,7M, sau phản ứng thu được dung dịch X trong suốt và 9,408 lít H2 (đktc). Nhỏ từ từ 150 ml dung dịch H2SO4 0,4M vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch còn lại thu được 36,255 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Na trong M có giá trị gần nhất với
A. 16,3%. B. 18,3%. C. 17,3%. D. 19,3%.
X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, Z là hợp chất chứa hai chức este tạo bởi X, Y và ancol đa chức T (X, Y, Z, T đều mạch hở, Y và T có cùng số nguyên tử cacbon). Thủy phân hoàn toàn 12,54 gam E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,12 gam hỗn hợp muối G và ancol T. Đốt cháy hoàn toàn G rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 11,36 gam. Cho toàn bộ ancol T sau phản ứng vào bình đựng Na dư thấy có 2,016 lít khí H2 (đktc) thoát ra đồng thời khối lượng bình tăng 5,34 gam. Nếu cho toàn bộ lượng X, Y trong E phản ứng với dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,075. B. 0,06. C. 0,05. D. 0,08.
Hòa tan 6,4 gam Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B.
a) Viết PTHH cho các phản ứng.
b) Tính khối lượng kết tủa B.
Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ca(OH)2, KCl. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết các chất trong mỗi lọ trên. Viết các phương trình hóa học nếu có
Cho hỗn hợp X gồm A (C9H22O4N2) và B (C8H22O5N4, là muối của Lysin) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 2,24 lít hỗn hợp Y gồm hai amin no, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối hơi so với H2 là 19,7 và dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được m gam hỗn hợp T gồm ba muối khan trong đó hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 14,58. B. 12,99. C. 15,84. D. 12,66.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol khí. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol khí. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol (kết tủa và khí). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 : n2 : n3 = 1 : 2 : 3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NH4Cl, NaHCO3.
B. NH4HCO3, BaCl2.
C. NH4NO3, (NH4)2CO3.
D. Ba(HCO3)2, NH4NO3.
Cho các phương trình hóa học sau: (a) ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến