Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
A. 8. B. 12. C. 14. D. 16.
nFe(OH)3 = 0,2
2Fe(OH)3 —> Fe2O3 + 3H2O
0,2………………..0,1
—> mFe2O3 = 16 gam
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + X → M; M + NaOH dư → N; N + NaOH + Y → P (màu vàng). Biết X, Y là các chất vô cơ; M, N, P là các hợp chất của crom. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất M vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (b) Chất N vừa có tính axit, vừa có tính bazơ. (c) Chất X là H2SO4 loãng. (d) Chất Y có thể là Cl2 hoặc Br2. (e) Chất P có tên gọi là natri cromit. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Đốt 3,36 gam một kim loại M bằng oxi không khí thì thu được 4,64 gam một oxit của M. Tìm kim loại M
Hình vẽ bên mô tả hiện tượng thí nghiệm đốt sợi dây thép (cuộn quanh mẩu than) trong bình chứa khí oxi.
Có một số lưu ý sau: 1. Bình chứa khí oxi phải được giữ càng khô càng tốt, tránh cho thêm chất khác vào bình. 2. Mẩu than mồi có thể cuộn quanh bởi sợi dây thép hoặc được sợi dây thép (để duỗi thẳng) xuyên qua và cố định ở đầu sợi thép. 3. Mẩu than mồi càng lớn thì càng có tác dụng mồi cho phản ứng xảy ra. 4. Nếu không dùng mẩu than, có thể đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi. Để thí nghiệm được an toàn và dễ thành công, có bao nhiêu lưu ý ở trên là hợp lí?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A chứa Ba, Ca, Al, Al4C3, CaC2 vào nước dư thu được dung dịch X và Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 25,2 gam H2O và 11,2 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 400ml dung dịch H2SO4 0,25M và HCl 1,25M vào dung dịch X thu được 46,7 gam kết tủa và dung dịch Z. Sục khí CO2 dư vào Z thu được dung dịch T chứa 71,45 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Ba trong A gần nhất với là:
A. 57,7% B. 65,58% C. 70,21% D. 51,20%
Cho các phát biểu sau: (a) Thạch cao sống có trong tự nhiên và dùng để bó bột trong y tế. (b) Hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 thì không xảy ra phản ứng. (d) Kim loại Cu có độ dẫn điện lớn hơn so với kim loại Ag. (e) Muối KNO3 được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. (f) Hợp chất CrO3 tan trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch màu vàng. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Thực hiện 3 thí nghiệm cho hỗn hợp A chứa 3,36 gam Fe và 6,4 gam Cu như sau:
– Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 loãng thu được V1 lít khí (đktc).
– Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V2 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
– Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư đến khi phản ứng kết thúc hẳn thấy còn chất rắn X, sau đó tiếp tục đun nhẹ bình để dung dịch trong bình nóng lên rồi ngưng đun thì thể tích khí cuối cùng thu được là V3 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V1, V2 và V3 lần lượt là
A. 1,344; 4,256 và 2,240. B. 1,344; 4,256 và 3,584.
C. 1,344 và 8,512 và 4,256. D. 3,584; 4,256 và 2,240.
Đốt cháy hoàn toàn 6,84 gam hỗn hợp X gồm tinh bột, xenlulozo, glucozo, saccarozo cần vừa đủ 5,376 lít O2 (đktc) rồi hấp thụ hết sản phẩm vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được kết tủa. Khối lượng sau phản ứng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là:
A. 31,52 B. 17,00 C. 32,76 D. 14,52
Để sản xuất được 1m3 axit sunfuric đặc 98% (d = 1,84 g/cm3) thì cần dùng m tấn quặng pirit sắt. Biết trong quặng pirit sắt có 5% là tạp chất trơ và hiệu suất toàn quá trình sản xuất đạt 90%. Tính giá trị của m
Cho 1,37 gam kim loại kiềm thổ M phản ứng hoàn toàn với nước dư, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A. Ba. B. Sr. C. Mg. D. Ca.
Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến