Cho các chất sau: Cl2, CO, N2, NO2, K2Cr2O7, KHS, CrO3, SiO2, Pb(NO3)2, NaNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng là
A. 7. B. 8. C. 6. D. 5.
Có 6 chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng:
Cl2 + KOH —> KCl + KClO + H2O
NO2 + KOH —> KNO3 + KNO2 + H2O
K2Cr2O7 + KOH —> K2CrO4 + H2O
KHS + KOH —> K2S + H2O
CrO3 + KOH —> K2CrO4 + H2O
Pb(NO3)2 + KOH —> Pb(OH)2 + KNO3
Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al, Fe (trộn đều theo tỉ lệ mol 2 : 1). Nếu cho 7,15 gam X vào 100 ml dung dịch AgNO3 3,9M rồi khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 45,76. B. 42,12. C. 32,40. D. 47,56.
Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 24,78% khối lượng). Hòa tan hết 29,05 gam X trong nước dư, thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch Z chứa hỗn hợp HCl 0,8M và H2SO4 0,1M vào X đến khi thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là
A. 26,3. B. 25,2. C. 24,6. D. 25,8.
Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số đồng phân este của X là
A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.
Cho các dung dịch riêng rẽ mỗi chất sau: KCl, CuSO4, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, Fe(NO3)3, HNO3 loãng, (NH4)2SO4, H2SO4 đặc nóng. Nếu cho một ít bột Fe lần lượt vào lượng dư mỗi dung dịch trên thì tổng số trường hợp tạo ra muối Fe2+ là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 4.
Cho các chất sau: NH2-C2H4-COOCH3, Al, Al(OH)3, KHSO4, CH3COONH4, NH2-CH2-COOH, NaHCO3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, NaHS. Số chất có tính lưỡng tính là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 6.
Hỗn hợp X gồm đimetyl oxalat, đipeptit Gly-Glu và tripeptit Gly-Ala-Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được 70 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 0,1 mol X trong dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản ứng là
A. 0,22. B. 0,24. C. 0,30. D. 0,28.
Cho các phát biểu sau: (a) Sobitol và glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức. (b) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic. (c) Ancol isopropylic có cùng bậc với đimetylamin. (d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. (e) Khả năng thế H trong vòng benzen của phenol cao hơn benzen. (f) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là
A. 31,36. B. 31,08. C. 24,12. D. 29,34.
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 6,2. C. 4,4. D. 3,1.
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion: Al3+, Fe2+, SO42-, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,960 gam. B. 17,500 gam.
C. 3,475 gam. D. 8,750 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến