Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít (đktc) khí H2. Cho dung dịch X tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và AlCl3 0,6M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 4,68. B. 3,12. C. 4,29. D. 3,9.
nH2 = 0,15 —> nOH- = 0,3
nH+ = 0,1 và nAl3+ = 0,06
Dễ thấy nOH- > nH+ + 3nAl3+ —> Al(OH)3 đã bị hòa tan một phần.
nOH- = nH+ + 4nAl3+ – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 0,04
—> mAl(OH)3 = 3,12
Cho 12,5 gam hỗn hợp kim loại kiềm M và oxit của nó vào dung dịch HCl dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 22,35 gam muối khan. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.
Cho các nhận xét sau: (a) Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt. (b) Khi sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thì thấy dung dịch vẩn đục. (c) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch. (d) Dung dịch HCl, dung dịch NaOH đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt. (e) Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng. Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 10,2 gam Al2O3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối tan trong Y là
A. 87. B. 88. C. 48,4. D. 91.
Hỗn hợp khí E gồm 2 hidrocacbon mạch hở, thể khí X, Y (MX < MY). Dẫn 0,168 lít E (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Br2 thấy có 2 gam Br2 bị mất màu. Nếu đốt cháy lượng E nhue trên thu được 0,02 mol CO2. Xác định X, Y
Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,50. B. 0,76. C. 1,30. D. 2,60
Cho m gam K2O vào 1 lít dung dịch H2SO4 0,1M sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được (m + 15,2) gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,86 B. 47 C. 94 D. 8,93
Peptit X mạch hở được cấu tạo từ hai loại α-amino axit A, B (đều no, mạch hở, đều chứa 1 nhóm -NH2). Biết X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo phản ứng sau: X + 11NaOH → 3A + 4B + 5H2O. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được hỗn hợp gồm N2, H2O và 29a mol CO2. Hỗn hợp các peptit mạch hở E gồm tripeptit A2B, tetrapeptit A2B2, pentapeptit A2B3 và đipeptit A-A. Đốt cháy hết b gam E trong oxi thu được N2, 0,5625 mol H2O và 0,675 mol CO2. Mặt khác, cho 0,15 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan chứa c gam muối. Giá trị của c gần nhất với
A. 76. B. 73. C. 53. D. 56.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến