Dãy ion nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Ba2+, HSO4-, Cu2+, NO3-
B. Mg2+, Cu2+, Cl-, NO3-
C. Ba2+, HCO3-, NO3-, Mg2+
D. Ag+, F-, Na+, K+
A không cùng tồn tại vì: Ba2+ + HSO4- —> BaSO4 + H+
Cho hỗn hợp khí A gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 là 19
a) Trộn H2 với A theo tỉ lệ thể tích 1 : 2 thu được hỗn hợp khí B. Đun nóng 47,04 lít hỗn hợp B với bột Ni tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí C. Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp khí biết các olefin phản ứng với tốc độ như nhau.
b) Cho hỗn hợp C đi qua bình đựng 1,5 lít dung dịch Br2 0,3M. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng thêm 11,9 gam. Hỗn hợp khí D đi ra khỏi bình dung dịch brom có tỉ khối so với H2 bằng 19,41. Hãy so sánh tốc độ phản ứng của các olefin với brom.
Hidrocacbon A mạch hở có công thức dạng CnH2n-2. Hấp thụ hết 1,0 gam A vào bình chứa 76ml dung dịch brom 0,5M thì dung dịch brom mất màu hoàn toàn. Xác định CTPT, CTCT của A
Cho m gam hơi ancol X qua ống đựng CuO đốt nóng dư thu được m1 gam anđehit acrylic biết m = m1 + 0,4. Giá trị m là:
A. 23,2 B. 12 C. 24 D. 11,6
Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là?
Hòa tan a gam hỗn hợp gồm (Na2CO3 và NaHCO3) vào nước thu được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.
a, Tính a?
b, Người ta cho từ từ dung dịch A vào 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính V của CO2 (đktc) thoát ra.
Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn duy nhất và hỗn hợp A chứa 2 khí. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp?
Trong phòng thí nghiệm có sẵn NaOH rắn, nước cất, dung dịch quỳ tím, 1 lọ dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ, hãy nêu các thí nghiệm để xác định nồng độ của dung dịch H2SO4, các dụng cụ có đủ
Xác định kim loại A và dung dịch muối B biết khi cho A vào B thu được 2 khí và dung dịch. Cho dung dịch HCl vào cốc thấy giải phóng khí làm đục nước vôi trong
Lựa chọn các chất thích hợp để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
CH4 → A → B → C → D → E → CH4
B → F → D
Điểm giống nhau khi sục khí CO2 lần lượt vào các dung dịch nước vôi trong (I), natri phenolat (II), natri aluminat (III); sục khí ozon vào dung dịch KI (IV); sục khí sunfurơ vào dung dịch H2S (V) là hiện tượng dung dịch bị vẩn đục, nhưng bản chất của các phản ứng khác nhau như sau :
A. (II), (III) khác với (I), (IV), (V)
B. (I), (II), (III) khác với (IV), (V)
C. (I), (II), khác với (III), (IV), (V)
D. (III), (IV) khác với (I), (II), (V)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến