Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức thu được 0,2 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của amin là
A. C4H7N. B. C2H7N. C. C2H5N. D. C4H14N.
nC = nCO2 = 0,2
nH = 2nH2O = 0,7
—> C : H = 2 : 7
Amin đơn chức nên Số H ≤ 2(Số C) + 3
—> Amin là C2H7N
Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 12,0. B. 6,8. C. 12,4. D. 6,4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl. (2) Đốt bột Al trong khí Cl2. (3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường; (4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2. (5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6 với điện cực dương bằng than chì; (6) Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3dư. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Đun nóng 85,125 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được khí Oxi và 78,725 gam hỗn hợp Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, KCl. Toàn bộ lượng Oxi sinh ra tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Z gồm kim loại R và Al (tỉ lệ moll tương ứng là 1 : 2) thu được 14,2 gam hỗn hợp oxit. Xác định kim loại R, biết R hoá trị 2.
Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là:
Xà phóng hóa m gam triglixerit X cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Giá trị m là
A. 172,0. B. 174,0. C. 171,6. D. 176,8.
Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam.
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá tri ̣của m là
A. 37,29. B. 46,60. C. 36,51. D. 34,95.
Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,12. B. 21,60. C. 30,24. D. 25,92.
Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol CO2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị bên.
Mối quan hệ giữa a, b là
A. b = 0,24 + a. B. b = 0,12 + a.
C. b = 2a. D. b = 0,24 – a.
Đốt cháy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 3 hidrocacbon mạch hở A, B, C rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 10,21 gam và trong bình có 14 gam kết tủa. Biết trong 3 khí thì phân tử A có số nguyên tử C nhỏ nhất, các phân tử B và C có cùng số nguyên tử C và trong hỗn hợp đầu, số mol của A gấp 4 lần tổng số mol của B và C. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định CTPT của A, B, C.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến