Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ
Hai chất X, Y tương ứng là
A. Nước và dầu ăn. B. Benzen và nước.
C. Axit axetic và nước. D. Benzen và phenol.
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y không tan vào nhau. Theo như hình vẽ thì Y nằm dưới, X nằm trên nên Y có khối lượng riêng lớn hơn X.
—> X, Y là Benzen và nước.
cho em hỏi tại sao nước với dầu ăn lại sai ạ? có thể giai thích giùm em đc k
Cho 0,1 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Khối lượng axit picric hình thành là: 6,87 gam.
B. Axit sunfuric đặc đóng vai trò là xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
C. Lượng HNO3 phản ứng là 0,03 mol.
D. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitro phenol.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH (2) Cho KHCO3 vào dung dịch axit axetic (3) Cho glixerol tác dụng với dung dịch Na (4) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng (5) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni) Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Hỗn hợp M gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 9,27 gam M bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,15 mol NaOH thu được 4,8 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,075 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong M là
A. 23,34%. B. 56,34%. C. 87,38%. C. 62,44%.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư. (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn X thì thu được tripeptit Y. Chọn phát biểu đúng:
A. Phân tử khối của X là 431.
B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.
C. X phản ứng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH thu được dung dịch màu xanh lam.
D. Trong Y luôn có ít nhất một mắt xích Gly.
Cho V lit dung dịch Ca(OH)2 1M TN1: Sục 6,72 lít khí CO2 vào V lit dung dịch Ca(OH)2 thu được 4b mol kết tủa TN2: Sục 8,96 lit khí CO2 vào dung dịch chứa V lit dung dịch Ca(OH)2 thu được 2b mol kết tủa Hãy tìm giá trị của V và b.
A. 0,25 và 0,05 B. 0,2 và 0,05
C. 0,3 và 0,1 D. 0,4 và 0,1
Cho 200 ml dung dịch A chứa Na+ 1M; Ca2+ 0,5M; OH- 0,4M và NO3-. Dung dịch B chứa K+ 1M; Na+ 2M; HCO3- 1M và CO32-. Cần thêm tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch B vào dung dịch A để thu được kết tủa max?
A. 50ml B. 80ml C. 100ml D. 120ml
Nung 15,605 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 trong bình kín chân không một thời gian thu được 14,005 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí Cl2 (đktc). a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X. b) Nung 15,605 gam hỗn hợp X đến phản ứng hoàn toàn thì thu được tối đa được bao nhiêu lít khí Oxi (đktc)?
Cho 200ml dung dịch KOH xM vào 100ml dung dịch AlCl3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của x là
A. 6,5. B. 4,5. C. 3,25. D. 2,25.
Để hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Zn và một kim loại M (biết số mol của Al và kim loại M bằng nhau) cần dùng 200 gam dung dịch HNO3 20,475%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,8 lít hỗn hợp khí gồm NO và N2O (đktc, không còn sản phẩm khử của N+5). Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y thì thấy xuất hiện kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,55 gam hỗn hợp chất rắn Z (biết nguyên tố oxi chiếm 36,64% khối lượng trong Z). Nồng độ phần trăm của muối kim loại M trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,50% B. 6,00% C. 6,50% D. 7,00%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến