Cho 200ml dung dịch KOH xM vào 100ml dung dịch AlCl3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của x là
A. 6,5. B. 4,5. C. 3,25. D. 2,25.
nAlCl3 = 0,2 và nAl(OH)3 = 0,15
—> nKOH max = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 0,65
—> x = 3,25
Để hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Zn và một kim loại M (biết số mol của Al và kim loại M bằng nhau) cần dùng 200 gam dung dịch HNO3 20,475%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,8 lít hỗn hợp khí gồm NO và N2O (đktc, không còn sản phẩm khử của N+5). Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y thì thấy xuất hiện kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,55 gam hỗn hợp chất rắn Z (biết nguyên tố oxi chiếm 36,64% khối lượng trong Z). Nồng độ phần trăm của muối kim loại M trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,50% B. 6,00% C. 6,50% D. 7,00%
Một hỗn hợp A gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp A vào nước dư thu được dung dịch B và 20,16 lit H2 (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ để được kết tủa lớn nhất, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu đươc 15,3 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,8 B. 18,45 C. 35,1 D. 14,4
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích oxi vừa đủ để oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dd K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong A
a) Tính khối lượng kết tủa C
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của KClO3 trong A
X là dung dịch HNO3 xM; Y là dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 yM và NaHCO3 2yM. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y thu được V lít CO2. Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X thu được 2V lít CO2. Tỉ lệ x : y là
A. 6 : 5 B. 4 : 3 C. 8 : 5 D. 3 : 2
Hỗn hợp A gồm hai anpha amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp có chứa một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,27 gam muối. Mặt khác từ m gam hỗn hợp A điều chế được m1 gam hỗn hợp B gồm 3 peptit X, Y, Z (trong đó X, Y là 2 peptit đông phân; Z là pentapeptit được tạo bởi các gốc anpha amino axit khác nhau và có không quá 11 nguyên tử C trong phân tử). Đốt cháy hết m1 gam B thu được CO2, N2 và 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng Z trong hỗn hợp B là
A. 36,594% B. 36,111% C. 38,285% D. 39,976%
Xác định các chất A, B, C, D và hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) A + B → Na2CO3 + H2O
(2) Na2CO3 + C → D + B
(3) D + A + H2O → E
(4) E + B → Na2CO3 + D + H2O
Thêm từ từ dung dịch NaHCO3 1M vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M vào dung dịch X thu được (m + 20) gam kết tủa. Thể tích tối thiểu dung dịch NaHCO3 1M đã dùng.
Cho CO dư đi qua 3,2 gam một oxit kim loại nung nóng, toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào 50 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 7,88 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kim loại tạo thành cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2,99425% thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của muối trong X gần nhất với giá trị
A. 4,65 B. 5,4 C. 5,65 D. 5,05
1 dãy các chất có công thức phân tử là CnH2n+2. Hỏi % về khối lượng của H sẽ nằm trong khoảng giá trị nào khi n thay đổi
Ngâm 1 cây đinh sắt vào 100ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa sạch, sấy khô rồi cân lên thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm m(g). Tính m
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến