Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol etan-1,2-điamin, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 3,36. D. 4,48.
nCO2 = 2nC2H4(NH2)2 = 0,2
—> V = 4,48 lít
Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần. – Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan. – Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là
A. 39,72 gam và FeO. B. 39,72 gam và Fe3O4.
C. 38,91 gam và FeO. D. 36,48 gam và Fe3O4.
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C3H10O3N2, là muối của amin hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, một amin no và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 24,26%. B. 28,7%. C. 22,13%. D. 31,47%.
Cho phương trình ion thu gọn: Ca2+ + OH- + HCO3- → CaCO3 + H2O. Phương trình hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là phương trình đã cho?
A. Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O.
B. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
C. Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
D. Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho AgNO3 dư vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (e) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm sau khi phản ứng kết thúc còn lại dung dịch chỉ chứa một muối tan là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cho một lượng bột kim loại Al vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,65. B. 31,50. C. 31,95. D. 33,975.
Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau: – X tác dụng với Y tạo thành kết tủa. – Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa. – X tác dụng với Z có khí thoát ra. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. NaHCO3. Ba(OH)2, KHSO4.
B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
C. AlCl3, AgNO3, KHSO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, HCl.
Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2-COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H5-CH2OH (thơm), CH3COOCH=CH2, C6H5NH3Cl (thơm). Số chất đã cho khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, cho sản phẩm có hai muối là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến