Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:
Khí Y là
A. CO2. B. SO2. C. H2. D. Cl2.
CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
CaSO3 + 2HCl —> CaCl2 + SO2 + H2O
Hỗn hợp X chứa CO2, SO2.
Bình A hấp thụ SO2:
SO2 + Br2 + 2H2O —> H2SO4 + 2HBr
Khí Y thoát ra là CO2.
Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, CaCl2, HCl, Na2CO3. Biết rằng dung dịch trong ống 2 và 3 tác dụng với nhau sinh ra chất khí. Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Nhận định nào sau đây đúng
A. Ống 3 đựng dung dịch AgNO3.
B. Ống 4 đựng dung dịch CaCl2.
C. Ống 2 đựng dung dịch Na2CO3.
D. Ống 1 đựng dung dịch HCl.
Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Tristearin có khả năng tham gia phản ứng cộng H2 khi đun nóng (xúc tác Ni). (c) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho 0,2 mol α-amino axit X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau khi phản ứng cô cạn dung dịch thu được 33,9 gam muối. X có tên là
A. Axit glutamic. B. Valin. C. Alanin. D. Glyxin.
X là hợp chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H8O2. X tác dụng với NaOH dư theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 6.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (d) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Cho các phát biểu sau về cacbohydrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. (d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) trong dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch Br2. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Có các dung dịch sau: Phenyl amoni clorua, metyl axetat, anilin, natri axetat, metylamin, axit glutamic, glyxin. Số chất có khả năng làm đổi màu quỳ tím là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.
Cho 16 gam đất đèn chứa 80% CaC2 tác dụng hết với nước. Khi cho C2H2 tạo thành được trộn lẫn với H2 rồi cho qua ống đựng chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí X (không chứa H2). Cho X qua dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 14,4 gam kết tùa, khí còn lại làm mất màu vừa hết 12,64 gam KMnO4 trong dung dịch, thu được chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua ống đựng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z đa chức (hiệu suất 100%). Tỉ khối hơi của X so với H2 là
A. 14,3. B. 12,4. C. 11,5. D. 13,8
Hỗn hợp X là chất khí ở điều kiện thường gồm một hiđrocacbon Y mạch hở và H2; X có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X qua bột Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của Y là
A. C4H6. B. C3H6. C. C3H4. D. C4H8
Hòa tan 2,82 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 3,136 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y
a. Viết các PTHH xảy ra
b. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
c. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính m? Biết HCl dùng dư 10% so với lượng ban đầu?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến