Cho dãy các chất H2, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, Cu(OH)2, dung dịch HCl. Ở điều kiện thích hợp, số chất trong dãy tác dụng với triolein là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Các chất tác dụng với triolein (este không no): H2, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và dung dịch Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 1,53 lít dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,06 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 83,88 gam kết tủa. Tìm x, y?
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu vào 300ml dung dịch HCl 1M chỉ thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 11,2 B. 13,8 C. 14,5 D. 17,0
Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp A gồm metan, propan và cacbon (II) oxit, ta thu được 25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần % thể tích propan trong hỗn hợp A và khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A so với nitơ là
A. 43,8%; bằng 1. B. 43,8%; nhỏ hơn 1.
C. 43,8%; lớn hơn 1. D. 87,6%; nhỏ hơn 1.
Cho các chất: glucozơ, andehit fomic, etilen glycol, propan-1,3-điol, 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), saccarozơ, Valylglyxylalanin. Có bao nhiêu chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 75%) thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 này vào bình đựng nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol NaOH. Giá trị của m là
A. 45,0. B. 52,8. C. 57,6. D. 43,2.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (3) Cho CaO vào dung dịch CH3COOH. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch AlCl3. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
X là dung dịch HCl nồng độ xM, Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ yM. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 3 : 5. Tỉ lệ x : y bằng
A. 5 : 3. B. 10 : 7. C. 7 : 5. D. 7 : 3.
Cho một lượng hợp kim Ba – Na vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,28. B. 0,64. C. 0,98. D. 1,96.
Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), etan (0,2 mol), axetilen (0,1 mol) và hidro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít khí Z. Cho Z phản ứng tối đa với 8 gam brom trong dung dịch. Tìm a.
A. 0,10 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,18
Cho 15,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 28,57% về khối lượng) vào dung dịch chứa 0,06 mol HNO3 và 0,82 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 107,54 gam và a gam hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Giá trị gần nhất của a là.
A. 3,50. B. 3,30. C. 3,25. D. 3,00.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến