Biết A, B, C là 3 muối của 3 axit khác nhau, D và F đều là các dung dịch kiềm. Chọn A, B, C và xác định D, F, G thỏa mãn phương trình sau:
A + D —> E + F + G
B + D —> H + F + G
C + D —> I + F + G
NaHCO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + NaOH + H2O
NaHSO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NaOH + H2O
NaHSO3 + Ba(OH)2 —> BaSO3 + NaOH + H2O
Cho các phát biểu sau (1). Hỗn hợp Fe3O4 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) có thể tan hết trong dung dịch HCl dư. (2). Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, chất rắn thu được gồm AgCl và Ag. (3). Hỗn hợp kim loại Al, Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (4). Hỗn hợp Na và Al2O3 (có tỉ lệ mol 2:1) có thể tan hoàn toàn trong nước. (5). Cho kim loại Mg dư vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan. (6). Hỗn hợp kim loại Cu và Ag có thể tan hoàn toàn trong dung dịch gồm KNO3 + H2SO4 loãng. (7). Kim loại cứng nhất là W, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Xác định các liên kết hóa học trong phân tử NO2
Hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl thu được dung dịch A và 4,48 lít H2 ở đktc. Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì được dung dịch B và 6,72 lít NO ở đktc. Xác định M, MxOy và CM các chất trong A, B
Sục 0,4 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH và 0,18 mol Ba(OH)2. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch X. Dung dịch Y chứa HCl 0,5M và H2SO4 1M. Cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X, thấy thoát ra a mol CO2. Nếu cho từ từ dung dịch X vào Y, thấy thoát ra 33a/29 mol CO2, đồng thời thu được dung dịch Z. Cho BaCl2 dư vào dung dịch Z, thu được khối lượng kết tủa là
A. 23,76 gam B. 27,12 gam
C. 24,91 gam D. 28,56 gam
Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa a gam HCl thu được 100 ml dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, dòng điện một chiều cường độ 5A trong 386s a. Viết phương trình có thể xảy ra khi điện phân b. Tính nồng độ mol các chất tan trong dung dịch sau điện phân c. Phải điện phân bao lâu thì mới thấy có khí thoát ra ở Catot
Cho 45,85 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe(NO3)2, Fe3O4 (0,1 mol) và ZnO (trong đó O chiếm 24000/917% khối lượng hỗn hợp X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa H2SO4 và HNO3 (biết tỉ lệ mol giữa H2SO4 và HNO3 là 20/3) thu được dung dịch Y và 8,6 gam hỗn hợp khí G gồm 3 khí NO2, NO và H2. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được lượng kết tủa cực đại T thì thấy lượng NaOH phản ứng là 2 mol. Lấy kết tủa T nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 48,05 gam rắn Z. Mặt khác cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,35 gam rắn (bỏ qua Ag2SO4) và 0,28 lít khí NO (đktc) thoát ra (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tính % số mol của NO2 trong hỗn hợp G?
A. 50% B. 25% C. 40% D. 60%
Oxi hoá 18,4 gam ancol etylic bằng O2 thu được hỗn hợp X gồm axit axetic, nước và ancol dư. Một nửa X cho tác dụng với Na dư thu được 3,136 lít H2. Vậy % ancol bị oxi hoá là?
Có hỗn hợp Q gồm kim loại M (có hóa trị II trong hợp chất), oxit và muối clorua của M. Cho 20,2 gam hỗn hợp Q vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Q1 và 5,6 lít khí H2 (đktc). Lấy toàn bộ dung dịch Q1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Q2. Nung kết tủa Q2 đến khối lượng không đổi thu được 22 gam chất rắn. Nếu cũng lấy 20,2 gam hỗn hợp Q cho vào 300 ml dung dịch CuCl2 1M, sau khi phản ứng xong, lọc bỏ chất rắn, làm khô dung dịch thu được 34,3 gam muối khan.
Biết kim loại M, oxit của nó không tan và không tác dụng với nước ở điều kiện thường, muối clorua của M tan hoàn toàn trong nước, kim loại M hoạt động hóa học hơn Cu.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong Q.
Cho 140 ml khí X gồm một ankan, một anken và H2 đi qua ống đựng Ni nung nóng thì thấy còn lại 112 ml khí. Cho lượng khí này tiếp tục đi qua dung dịch Br2 dư thì còn lại 70 ml khí Y. Cứ 1 lít khí Y (đktc) nặng 1,59 gam. a, Xác định công thức của hiđrocacbon. Các V đo cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b, Xác định %m mỗi chất trong X.
Dung dịch hỗn hợp A gồm Na2CO3, NaHCO3, K2CO3, KHCO3. Chia A thành 3 phần bằng nhau. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl vào phần 1 thu được dung dịch B và 448ml khí (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch B thấy tạo 2,5g kết tủa. Phần 2 tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 0,1M. Cho khí HBr dư đi qua phần 3, sau đó cô cạn thu được 8,125g muối khan. Tìm khối lượng dung dịch hỗn hợp A.
A. 43,56 gam B. 4,84 gam C. 14,52 gam D. 9,68 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến