Hợp chất A tạo bởi 2 nguyên tố là X (hóa trị I) và Oxi. Tổng số hạt (p, n, e) trong A là 92. Tìm CTHH của A.
A là X2O
—> Tổng hạt = 2(2Z + N) + 8.3 = 92
—> 2Z + N = 34
—> 34/3,5 ≤ Z ≤ 34/3
—> 9,7 ≤ Z ≤ 11,3
—> Z = 10, 11. Do X có hóa trị I nên chọn Z = 11: Na
A là Na2O.
Đun một hiđrocacbon no mạch hở trong bình kín, không có không khí. Trường hợp 1: Sau phản ứng đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất tăng 2,5 lần, hỗn hợp thu được chỉ có ankan và anken. Trường hợp 2: (có xúc tác) kết thúc phản ứng thu được một chất rắn và một khí duy nhất, lúc này đưa vầ điều kiện ban đầu thấy áp suất tăng 6 lần. a) Xác định công thức phân tử của hai hiđrôcacbon. b) Viết các phương trình phản ứng và tính % theo số mol mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp sau phản ứng ở trường hợp 1. Biết rằng trong hỗn hợp có 3 hiđrôcacbon là đồng phân của nhau và đều chiếm 4% số mol khí trong hỗn hợp, có một hiđrocacbon có đồng phân hình học, tổng số hiđrocacbon là 7.
Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A và B đều ở thể khí, biết %H trong X là 12,195%. Tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 20,5. A, B có cùng số nguyên tử cacbon. Xác định công thức phân tử của A và B.
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. X có phản ứng tráng gương. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp gồm ba chất hữu cơ, trong đó hai chất hữu cơ đơn chức. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Hỗn hợp E chứa một amin no bậc II, đơn chức, mạch hở và hai hidrocacbon X, Y (X kém Y một nguyên tử cacbon và số mol của X gấp 1,5 lần số mol amin). Đốt cháy 0,24 mol hỗn hợp E cần dùng 0,76 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 30,88 gam, đồng thời thoát ra một khí đơn chất duy nhất. Mặt khác, lấy 3,84 gam E cho vào dung dịch Br2 dư thì thấy có a mol Br2 phản ứng. Giá trị của a là:
A. 0,16 B. 0,02 C. 0,04 D. B và C
Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được m gam khí CO2; 1,344 lít (đktc) khí N2 và hơi nước. Giá trị của m là:
A. 3,42 gam B. 5,28 gam C. 2,64 gam D. 3,94 gam
Một oxit sắt có khối lượng 23,2 gam. Để hoà tan hết lượng oxit này cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 2M loãng. Công thức của oxit sắt
A. FeO B. FeO4 C. Fe2O3 D. Fe3O4
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A. 18,56 gam B. 10,44 gam C. 8,12 gam D. 116,00 gam
Hoà tan hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 vào dung dịch có 0,15 mol H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ có một chất tan duy nhất và 0,672 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và chất rắn B chỉ có kim loại dư. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 24 B. 4,56 C. 8,00 D. 18,24
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 96.6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4( trong khí trơ) một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng dư dung dịch HCl thấy sau phản ứng thoát ra 1,35 mol H2 và thu dược 258,45 gam muối. Còn nếu hòa tan toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch HNO3 thấy có x mol HNO3 phản ứng và thu được NO là sản phẩm khử duy nhất Giá trị x là:
A. 6,8 B. 7,82 C. 5,75 D. 5,55
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và hai oxit sắt trong khí trơ 1 thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư, thấy sau phản ứng thoát ra 0,2 mol H2. Mặt khác nếu cũng cho lượng X trên vào dung dịch NaOH dư sau khi phản ứng xong thu được rắn Z và thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng (không có khí thoát ra). Hòa tan hết Z vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,7 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết toàn bộ Fe3+ bị khử hết thành Fe2+ trong phản ứng của Y với dung dịch HCl. Giá trị m là:
A. 28,6 B. 36,2 C. 26,48 D. 37,68
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến