Chỉ dùng thêm thuốc thử phenolphtalein, nêu cách nhận ra từng lọ chất sau: KOH, KCl, KHSO4, BaCl2, H2O. Biết rằng 4 lọ đựng các dung dịch đều có cùng nồng độ mol/lit.
Lấy 1 ml mỗi mẫu thử, thêm phenolphatlein vào từng mẫu thử, mẫu nào hóa hồng là KOH.
Lần lượt thêm 1 ml các mẫu còn lại vào mẫu màu hồng, màu hồng biến mất là KHSO4.
KHSO4 + KKOH —> K2SO4 + H2O
Cho KHSO4 vào 3 mẫu còn lại, có kết tủa trắng là BaCl2:
BaCl2 + KHSO4 —> BaSO4 + KCl + HCl
Hai mẫu còn lại đun đến cạn, thấy còn lại chất rắn là KCl, bay hơi hết là H2O.
Cho khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp gồm 2 oxit của hai kim loại, thu được chất rắn X có khối lượng a gam và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Cho toàn bộ X vào cốc đựng b gam dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) đặt trên cân, phản ứng kết thúc số chỉ của cân là (a+b) gam, dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 11,765% và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Xác định hai kim loại có trong hai oxit ban đầu? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 3,136 lít O2 và Cl2 có tỷ khối so với H2 là 190/7 tác dụng hết với 6,27 gam Y gồm Mg, Al thu được hỗn hợp Z. Hòa tan Z vào HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 156,8 ml N2 khí duy nhất) và dung dịch T. Biết khối lượng muối khan trong dung dịch T là 39,81 gam. Khối lượng Mg ban đầu là bao nhiêu?
Nung nóng hỗn hợp gồm 0,12 mol Al; 0,06 mol Cr2O3 và 0,08 mol FeO trong khí trơ, sau 1 thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch HCl đặc dư (đun nóng) thu được 3,136 lít H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr và trong môi trường axit khong xảy ra quá trình khử Cr3+ thành Cr2+. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:
A. 33,33% B. 66,67% C. 41,67% D. 58,33%
Hỗn hợp E chứa hai este đều hai chức, mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy 15,44 gam E cần dùng 0,86 mol O2, thu được 8,64 gam nước. Mặt khác, đun nóng 15,44 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa hai ancol đều no có tỉ khối so với He bằng 172/13 và hỗn hợp chứa hai muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,72 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp E là:
A. 35,6%. B. 60,9%. C. 59,6%. D. 60,2%.
Trộn 16,48 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 với 3,10 gam hỗn hợp gồm Cr và Al2O3 thu được hỗn hợp X. Nung X trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, trong đó oxi chiếm 22,063% về khối lượng. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH loãng. Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đun nóng, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng tối đa với dung dịch chứa a mol KOH. Giá trị của a là.
A. 0,68 B. 0,64 C. 0,60 D. 0,70
Hòa tan m gam hỗn hợp Mg và các oxit sắt (trong hỗn hợp sắt chiếm 56% về khối lượng) vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,74 mol HCl và 0,06 mol HNO3 thu được dung dịch Y và 1,792 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với H2 là 8 gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Trung hòa Y cần 140 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua. Cho T tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 110,51 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
A. 15 B. 20 C. 25 D. 10
Có 4 dung dịch MgCl2, Ba(OH)2, HCl, NaCl bị mất nhãn. Không dùng thêm thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên
Cho m gam hỗn hợp Al và BaO vào nước dư thu được dung dịch X. Rót từ từ dung dịch H2SO4 vào X ta có đồ thị:
Giá trị của m là:
A. 22,95 B. 21,35 C. 24,15 D. 17,75
Cho V lít (đktc) khí CO đi qua ống sứ đựng 5,8 gam sắt oxit nung đỏ, một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch C và 0,784 lit (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch C thu được 18,15 gam muối sắt III khan. Nếu hoà tan hoàn toàn B bằng axit HCl dư thu được 0,672 lit khí (đktc) (xem quá trình sắt tác dụng với muối sắt III về muối sắt II không đáng kể).
1. Tìm công thức sắt oxit và phần trăm khối lượng các chất trong B.
2. Tìm V và phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết tỉ khối của A đối với hyđro là 17,2.
Cho từ từ dung dịch chứa 3a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 (phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là x gam). Nếu cho dung dịch chứa b mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 thì kết tủa thu được có khối lượng 0,9x gam. Tỉ lệ b/a là:
A. 2,7 và 3,55 B. 2,7 và 3,75
C. 2,5 và 3,25 D. 2,5 và 3,55
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến