Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3, FeS, FeS2 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 9 B. 8 C. 10 D. 7
Các chất có tính khử sẽ cho phản ứng oxi hóa khử với HNO3:
Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3, FeS, FeS2.
Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
HNO3 → NaNO3 → Fe(NO3)3 → NaNO3.
HNO3 → H3PO4 → Na2HPO4.
Hòa tan m (gam) hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/4 tổng số mol của hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và CO2 (ở đktc) có tỉ khối so với H2 là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 280,8) gam muối khan. Giá trị của m là
A. 143,2 B. 173,6 C. 148,4 D. 154,8
Cho 2,7 gam Al vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A. Cho 100 ml dung dịch HCl 1,8M vào dung dịch A, thu được m gam kết tủa. Xác định m.
Cho 11,1 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối và axit dư); 3,36 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO có tỉ khối hơi so với H2 là 17,8. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 150 ml dung dịch H3PO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng, hãy xác định nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch.
Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 2M với 100 ml dung dịch H3PO4 1M. Hãy xác định nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch thu được.
Một hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe (với tỉ lệ mol Na : Al là 3 : 2) tác dụng với H2O dư thì thu được 20,16 lít khí, dung dịch Y và chất rắn Z. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 31,36 lít khí đo ở đktc. Thành phần % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
A. 53,23% B. 54,33% C. 67,27% D. 45,27%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến