Cho các chất sau: Phenol, benzen, toluen, stiren, vinyl clorua, axit acrylic, fructozo, glucozo, triolein. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là:
A. 5 B. 6 C. 4 D. 7
Các chất tác dụng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường: Phenol, stiren, vinyl clorua, axit acrylic, glucozo, triolein.
Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,03 mol X có khối lượng 6,67 gam bằng lượng vừa đủ 0,1 mol NaOH, t°. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin, glutamic, trong đó số mol muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol hỗn hợp muối trong Y. Giá trị m là.
A. 9,26 B. 9,95 C. 18,52 D. 19,9
Cho 1 muối cấu tạo từ kim loại hoá trị II và halogen. Hoà tan a gam muối đó vào nước rồi chia thành 2 phần bằng nhau:
a) Xác định công thức của muối đó
b) Tính a?
Hòa tan hai oxit của hai kim loại A (I) và B (II) thành dung dịch X. Đem trung hòa dung dịch X bằng dung dịch HCl thì được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y được 16,25 gam muối khan. Điện phân nóng chảy toàn bộ muối này thu được 2,4 lit khí (điều kiện thường) và m gam hỗn hợp kim loại D. Thêm 1,37 gam Ba vào D thì được hỗn hợp E trong đó số mol của Ba chiếm 37,5%.
a, Tính giá trị m
b, Tìm 2 kim loại A và B
Khử hoàn toàn 1 lượng oxit của kim loại M thành kim loại cần V lít khí H2. Lấy lượng kim loại M thu được cho tan hết trong dung dịch HCl dư thu được V1 lít khí H2 (các khí đo ở cùng điều kiện). So sánh V và V1
Đốt hoàn toàn 1,6 gam metan thu được x mol CO2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol etylic thu được y mol CO2. Nếu dẫn x mol CO2 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 2a gam kết tủa, còn khi dẫn y mol CO2 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 1M nói trên lại thu được 3a gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 300 B. 50 C. 100 D. đáp án khác
Khi nung một hỗn hợp Na2CO3.10H2O và NaHCO3 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 31,8 gam chất rắn. Xác định % của mỗi muối ban đầu.
Cho 4,26 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol KOH và 0,02 mol K3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa 12,4 gam hai chất tan. Giá trị của x là:
A. 0,06 B. 0,115 C. 0,114 D. 0,113
Thực hiện ba thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Hòa tan 56 gam Fe trong 500 gam dung dịch H2SO4 20% thu được V1 lít khí X.
– Thí nghiệm 2: Cho 4,74 gam KMnO4 vào 200 ml dung dịch HCl 0,8M thu được V2 lít khí Y.
– Thí nghiệm 3: Nung 95,95 gam KNO3 ở nhiệt độ cao thu được V3 lít khí Z.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Xác định giá trị V1, V2, V3.
2. Nêu phương pháp có thể sử dụng để thu khí X, Y, Z trong phòng thí nghiệm.
3. Trộn ba khí X, Y, Z với lượng như trên rồi cho vào bình kín, sau đó bật tia lửa điện để thực hiện các phản ứng rồi đưa bình về nhiệt độ phòng thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch A.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho 18,6 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được hơi có chứa một chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và đồng thời thu được a gam chất rắn. Giá trị a là
A. 21 gam. B. 19 gam. C. 15 gam. D. 17 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,03 mol chất béo X là
A. 120 ml. B. 240 ml. C. 360 ml. D. 160 ml.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến