Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 8,15 gam hai amin no, đơn chức, mạch hở thu được 8,96 lit CO2 đktc. Cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch giảm?
A. 9,05 gam B. 11,15 gam
C. 28,85 gam D. 30,95 gam
Amin dạng CnH2n+3N
nCO2 = 0,4 —> nAmin = 0,4/n
—> M amin = 14n + 17 = 8,15n/0,4
—> n = 8/3
nH2O = (n + 1,5).0,4/n = 0,625
Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3 = -11,15
—> Giảm 11,15
Cho 33,2 gam hỗn hợp khí A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. m có giá trị gần nhất là
A. 64,4 B. 75,9 C. 67,8 D. 65,6
Cho 1,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,68 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thoát ra 0,115 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí cho đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị m là:
A. 9,525 B. 9,555 C. 10,755 D. 12,225
Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3. Hàm lượng của nguyên tố nitơ trong hỗn hợp X là 11,8645%.
a/ Từ 21,24 gam hỗn hợp X có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Cu, Ag.
b/ Đem toàn bộ lượng hỗn hợp kim loại thu được tác dụng hết với dd H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của V.
Hỗn hợp X gồm 2 peptit mạch hở có cùng số nguyên tử C và 1 este Y no, đa chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 34,57 gam X cần dùng 1,6125 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 134 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 34,57 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được etylen glycol và 46,33 gam hỗn hợp Z gồm bốn muối; trong đó có 3 muối của glixin, alanin và valin. Tính % khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X:
A. 43,5% B. 48,9% C. 45,3% D. 40,3%
Hòa tan 8 gam một oxit kim loại vào dung dịch HNO3 37,8% lấy vừa đủ thì thu được dung dịch muối có nồng độ 41,724% không thấy có khí thoát ra. Làm lạnh dung dịch muối thì có 7g muối kết tinh lại, tách bỏ phần muối kết tinh thì nồng độ dung dịch muối còn lại là 37,96%. Xác đinh công thức hóa học muối kết tinh.
Cho X, Y, T là 3 nguyên tố liên tiếp trong 1 chu kỳ, tổng số hạt p của các hợp chất XH3, YO2, T2O7 là 120 hạt. Xác định X, Y, T biết ZT > ZY > ZX
Hỗn hợp A gồm ancol X no, đơn chức, mạch hở, axit Y mạch hở, chứa 2 liên kết π (pi) và este E tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần 1,344 lít O2 (vừa đủ), thu được 2,016 lít CO2 (các khí đo đktc). Mặt khác, cho m gam A tác dung hết với 100ml dung dịch KOH 0,75M, thu được dung dịch B. Cô cạn B được chất rắn T. Phần trăm khối lượng chất (có khối lượng phân tử nhỏ hơn) trong T gần với giá trị nào sau đây
A. 20%. B. 15%. C. 10%. D. 25%.
Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al bằng 280 gam dung dịch HNO3 23,85% (dùng dư) thu được 285,32 gam dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M và thu được 76,26 gam muối. Nếu cô cạn dung dịch X thu được rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là
A. 44,12 gam. B. 46,56 gam. C. 43,72 gam. D. 45,84 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến