Este X được tạo ra từ ancol no và axit no. Khi đốt cháy 1 mol X cho 3 mol CO2. Có bao nhiêu este thoả mãn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Số C = nCO2/nX = 3 —> X là C3H6O2
Cấu tạo của X: HCOO-CH2-CH3; CH3-COO-CH3.
Cho 20,2 gam hỗn hợp Al và một oxit của một kim loại kiềm vào nước dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 14,2 gam. Cho 650ml HCl 1M vào dung dịch sau phản ứng thấy có có 3,9 gam kết tủa. Công thức của kim loại kiềm là:
A. K2O B. Na2O C. Li2O D. Rb2O
Cho A là hỗn hợp của 2 oxit kim loại. Cho CO dư đi qua 3,165 gam A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A1 và hỗn hợp khí A2. Dẫn khí A2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 2,955 gam tủa màu trắng. Cho A1 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 10% (loãng), sau phản ứng có 0,252 lít khí thoát ra và thu được dung dịch A3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ a% và 3,495 gam một chất rắn. Cho dung dịch A3 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa màu trắng xanh dần dần chuyển sang màu đỏ. a) Xác định các chất trong A. b) Tính A và phần trăm khối lượng các chất trong A.
Hỗn hợp X gồm hai peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), metylamin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X (trong đó số mol của metylamin và axit glutamic bằng nhau) thu được 0,25 mol CO2; 0,045 mol N2 và 0,265 mol H2O. Giá trị m gần nhất với
A. 7,42. B. 7,18. C. 7,38. D. 7,14.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, MgCO3, Fe, Fe(NO3)2 (trong A oxi chiếm 25% về khối lượng) vào dung dịch chứa 0,92 mol HCl và 0,07 mol KNO3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X chứa 51,23 gam chất tan và thấy thoát ra 7,392 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 371/33 (trong Y có chứa 0,15 mol H2). Biết khi nhúng thanh Mg dư vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Mg tăng 5,56 gam và thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng đơn chất Fe trong hỗn hợp rắn A gần nhất với?
A. 35,50% B. 36,00% C. 36,50% D. 37,00%
Cho 17,4 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội dư thì được 4,48 lít khí nâu (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl thì được 4480 ml khí (0°C, 2 at). Xác định % khối lượng hỗn hợp.
Cho 9 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội dư thì được 4,48 lít khí (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và 5,6 gam chất rắn không tan.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại
b. Tính khối lượng muối thu được nếu có hao hụt 10%
Hoà tan 11,76 gam Fe bằng 200 ml dung dịch gồm HCl 2,5M và NaNO3 0,5M thu được dung dịch B và V (lit) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong dung dịch B thu được là:
A. 26,67 B. 31,25 C. 36,00 D. 25,40
Đốt cháy hidrocacbon A và O2 dư, sau khi ngưng tụ hơi nước rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thể tích khí giảm 40% so với hỗn hợp ban đầu, tiếp tục cho khí còn lại qua bình đựng dung dịch KOH dư thì thể tích giảm 4/7. Tìm CTPT A.
Hỗn hợp A gồm Mg và Fe. Cho 5,1 gam A vào dung dịch CuSO4 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc thu được 6,9 gam chất rắn B, và dung dịch C chứa 2 muối. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn D. Tính:
a) Khối lượng kim loại trong hỗn hợp A
b) Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi hòa tan hoàn toàn 6,9 gam chất rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Phần trăm của X trong oxit cao nhất là a%. Phần trăm của X trong hợp chất khí với hidro là b%, biết a : b = 34 : 71. Cho các nhận định sau về X: (1) Oxit cao nhất của X là X2O7. (2) Cấu hình của X là 1s2 2s2 2p6 3sx 3py 4sz với x + y + z ≥ 4. (3) Hợp chất khí của X với hidro được điều chế bằng Zn3X2 tác dụng với nước. (4) Hợp chất khí của X có tổng số hạt mang điện là 37 hạt. (5) Phần trăm X trong oxit cao nhất là 43,66%. (6) X thuộc chu kì lớn. Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến