Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 ancol đồng phân có cùng công thức phân tử là C3H7OH
A. Na và H2SO4 đặc.
B. Na và CuO.
C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3.
D. Na và dung dịch AgNO3/NH3.
Dùng CuO và dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt hai ancol CH3-CH2-CH2OH và CH3-CHOH-CH3.
Oxi hóa hai ancol bằng CuO:
CH3-CH2-CH2OH + CuO —> CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
CH3-CHOH-CH3 + CuO —> CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
Lần lượt cho các sản phẩm hữu cơ vào AgNO3/NH3, có kết tủa Ag tráng gương là mẫu của CH3-CH2-CH2OH, còn lại là CH3-CHOH-CH3
CH3-CH2-CH2OH + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O —> CH3-CH2-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Nung a gam muối cacbonat của kim loại A (hóa trị II) thu được b gam chất rắn B và x lít khí C. Hòa tan hoàn toàn B bằng dung dịch HCl lấy vừa đủ thu được dung dịch D và y lít khí C. Đem điện phân hoàn toàn dung dịch D thu được c gam kim loại và z lít khí E. Lập biếu thức tính x, y, z theo a, b, c.
Hỗn hợp X chứa ba este đều no, mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm hai este đơn chức và một este hai chức. Đốt cháy hết 17,06 gam X cần dùng 0,565 mol O2. Mặt khác đun nóng 17,06 gam X với 350 ml dung dịch NaOH 0,8M (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa hai ancol cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp Y chứa hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,3. B. 0,8. C. 0,6. D. 1,6.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và M (có hóa trị không đổi). Lấy 19,52 gam X chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 10,24 gam kim loại. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,512 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y
a) Hãy xác định tên kim loại M và tính % khối lượng mỗi chất trong X
b) Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước thu được dung dịch A. Nhúng một thanh sắt vào A sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,08 gam. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính m?
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 thu được 0,9 mol H2O. Mặt khác khi cho m gam X tác dụng với Na thu được 0,3 mol H2. Tính m?
Cho các phát biểu sau:
(1) Nhựa bakelit, poli vinyl clorua, poli stiren và poli vinylxianua được sử dụng để làm chất dẻo
(2) Dung dịch Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
(3) Các protein dạng cầu đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo
(4) Dung dịch lysin, natri glutamat làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng
(5) Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn
(6) Tơ nilon-7 (tơ enang) có được hình thành từ axit ε-aminoenantoic
(7) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử C7H14O2
(8) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
(9) Đất đèn CaC2 có nhiều trong thiên nhiên
(10) Cho HNO2 vào dung dịch alanin hoặc etyl amin ở nhiệt độ 0-5 ºC thì đều có bọt khí thoát ra
(11) Ca(OH)2 dùng để chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng trọt và chế tạo clorua vôi
(12) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozo, (xúc tác H+, nhiệt độ) thu được α-glucozo
Số phát biểu không đúng
A. 6 B. 8 C. 7 D. 9
Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm Al, Fe tác dụng với clo dư thì thu được 29,6 gam hỗn hợp muối khan.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Hòa tan hỗn hợp muối khan này vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được:
– Lượng kết tủa lớn nhất?
– Lượng kết tủa nhỏ nhất?
Tính khối lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất đó.
Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FexOy bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu khử hỗn hợp trên bằng H2 đun nóng thu được 0,9 gam nước. Xác định CTPT của oxit sắt?
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho dãy các chất: tinh bột, Gly-Gly-Gly, triolein, Glyxin, saccarozo, anilin, tripanmitin, axit oleic, axit stearic, đimetyl oxalat, axit glutamic. Số chất trong dãy là chất rắn ở điều kiện thường là
A. 6 B. 8 C. 7 D. 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến