Dung dịch A chứa các ion: Na+ (a mol), HCO3- (b mol), CO32- (c mol), SO42- (d mol). Để tạo ra lượng kết tủa lớn nhất người ta dùng 100ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ f (mol/lít). Lập biểu thức quan hệ giữa f, a, b.
Kết tủa lớn nhất gồm BaCO3 (b + c) và BaSO4 (d)
—> nBa(OH)2 = b + c + d
Bảo toàn điện tích cho A —> a = b + 2c + 2d = 2(b + c + d) – b
—> a = 2nBa(OH)2 – b
—> 2.0,1f = a + b
—> f = 5(a + b)
Cho 14,04 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 21,72 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư:
a) Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng
b) Tính khối lượng muối sunfat thu được
Hỗn hợp A gồm octapeptit X (mạch hở, được tạo nên từ các a-aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin) và trieste Y (được tạo nên từ axit cacboxylic không no có 1 liên kết đôi, đơn chức mạch hở và glixerol). Đun nóng m gam A trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 17,04 gam hỗn hợp muối. Đốt hết lượng muối trên cần 0,51 mol O2 thu được H2O, K2CO3, N2 và 16,28 gam CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị m gần nhất với
A. 10,6 B. 11,4 C. 11,2 D. 10,0
Hòa tan hoàn toàn 32,64 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe vào dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 3,808 lít H2. Cho tiếp vào dung dịch Y 625 ml dung dịch AgNO3 2M thì thu được m gam kết tủa khí NO duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối nitrat, cô cạn dung dịch Z rồi nung chất rắn trong chân không đến khối lượng không đổi thì thu được 33,6 lít hỗn hợp khí đồng thời khối lượng chất rắn giảm 65,36 gam. Biết các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với
A. 169. B. 163. C. 177. D. 174.
X và Y là hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 9 và đều được cấu tạo từ glyxin và valin. Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 2,43 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Trong đó khối lượng của CO2 nhiều hơn của H2O là 51,0 gam. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam E với 600ml dung dịch KOH 1,25M (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (1,6m + 8,52) gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Y (MX < MY) trong hỗn hợp E là?
A. 29,39% B. 19,22% C. 23,18% D. 27,15%
Đốt cháy 12,7 gam hỗn hợp X gồm vinyl axetilen; axetilen; propilen và H2 cần dùng 1,335 mol O2. Mặt khác nung nóng 12,7 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với He bằng 127/12. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,98 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình được làm no hoàn toàn cần dùng 0,11 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp khí Z có thể tích là 4,032 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của axetilen có trong hỗn hợp Y là:
A. 10,24%. B. 16,38%. C. 12,28%. D. 8,19%
Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là amionaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đót cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là:
A. 0,65 B. 0,67 C. 0,69 D. 0,72
Cho m gam một hỗn hợp gồm Cr2O3 và Al nung trong một thời gian thì thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng vói lượng dư dung dịch HC1 thì thu được 23,52 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho vào dung dịch Y luợng dư dung dịch NaOH thì thu được một kết tủa duy nhất có khối lượng 51,6 gam. Biết rằng hiệu suất phản ứng của Cr2O3 là 3/7. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 131,0 B. 135,0 C. 133,5 D. 128,5
Cho 1,68 gam kim loại hóa trị II tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xong nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng nặng hơn khối lượng dung dịch ban đầu là 1,54 gam. Xác định CTHH của kim loại.
Hòa tan 68,4 gam hỗn hợp A gồm R và Rx(CO3)y (trong đó số mol R gấp đôi số mol Rx(CO3)y) trong V lít dung dịch HNO3 1M (lấy dư 40% so với lượng phản ứng) thoát ra hỗn hợp khí B gồm NO và CO2 (NO là sản phẩm khử duy nhất). Khí B làm mất màu vừa đủ 420 ml dung dịch KMnO4 1M trong H2SO4 loãng dư, đồng thời thấy thoát ra khí X (đã được làm khô). X làm khối lượng dung dịch nước vôi trong dư giảm 16,8 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tính chất hóa học 1 chất phụ thuộc vào?
A. số lượng các electron ở lớp năng lượng ngoài cùng
B. số lượng proton và số lượng neutron
C. số lượng các electron của nguyên tử
D. các mức năng lượng của điện tử
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến