Trong các dung dịch sau đây: NaClO, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Na2ZnO2, HCOONH4, NH4ClO4, Na2Cr2O7, (NH4)2SO3, CH3OH và AgNO3. Hãy cho biết dung dịch HCl tác dụng được với bao nhiêu dung dịch trong điều kiện thích hợp
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Trong điều kiện thích hợp, tất cả đều phản ứng:
NaClO + HCl —> NaCl + Cl2 + H2O
KMnO4 + HCl —> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
CaOCl2 + HCl —> CaCl2 + Cl2 + H2O
Na2CO3 + HCl —> NaCl + CO2 + H2O
Na2ZnO2 + HCl —> NaCl + ZnCl2 + H2O
HCOONH4 + HCl —> HCOOH + NH4Cl
NH4ClO4 + HCl —> NH4Cl + Cl2 + H2O
Na2Cr2O7 + HCl —> NaCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
(NH4)2SO3 + HCl —> NH4Cl + SO2 + H2O
CH3OH + HCl —> CH3Cl + H2O
AgNO3 + HCl —> AgCl + HNO3
Có các dung dịch loãng của các muối sau: MnCl2, AlCl3, FeCl3, FeCl2, CdCl2, BaCl2, CuCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các muối trên. Số trường hợp tạo ra kết tủa là
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Cho các dung dịch: Ba(OH)2, dung dịch Ba(NO3)2, nước brom, dung dịch KMnO4, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc. Số dung dịch có thể dùng để nhận biết ngay được SO2 và SO3 (coi cả hai chất ở thể hơi) là
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z đều có hóa trị n. Hòa tan 6,6 gam hỗn hợp A vào trong 75 gam dung dịch HCl 14,6%. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi hoàn toàn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được 16,35 gam muối khan
a, Chứng minh rằng hỗn hợp kim loại không tan hết.
b, Tính thể tích khí H2 sinh ra đktc.
Hòa tan p gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đkc) và 145,5 gam muối. Giá trị của p là:
A. 46,4 B. 54,6 C. 36,3 D. 64,4
Nhiệt phân 105,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 thu được chất rắn Y chứa các oxit kim loại, hỗn hợp khí Z gồm 0,16 mol O2 và c mol NO2. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch chứa 1,76 mol HCl thu được dung dịch T, dung dịch T làm mất màu hoàn toàn vừa đủ dung dịch chứa 0,362 mol KMnO4 trong môi trường H2SO4 (không tạo ra SO2). Thành phần phần trăm khối lượng Mg(NO3)2 trong hỗn hợp X gần nhất với:
A. 28% B. 30% C. 34% D. 38%
Dung dịch X chứa các ion Ba2+, Na+, HCO3-, Cl-
-Nếu cho 100ml dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy thoát ra 5,6 lít khí (đktc)
-Mặt khác, 200ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 40,05 gam kết tủa trắng
-Còn nếu cho 300ml dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 dư thì thu được 83,88 gam kết tủa trắng
a, Tìm nồng độ mol các ion trong dung dịch X và khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X
b, Cho 100ml dung dịch X ở trên tác dụng với dung dịch KOH dư, tính khối lượng kết tủa thu được khi kết thúc phản ứng.
Dung dịch X chứa các ion: Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58
Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:
A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15%
Cho dung dịch các chất sau: CaBr2, CuCl2, NaH2PO4, (HCOO)2Ba, KHSO4, Ca(CH3COO)2, BaCl2, H2SO3, KOH, K2SO4, AlF3, K2HPO4, KH2PO3. Số dung dịch có môi trường axit là
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6
Điện phân dung dịch AgNO3 trong 1447,5 giây với I = 10A (điện cực trơ) thu được dung dịch B. Cho CuO lấy dư 25% về khối lượng tác dụng với B. Lọc tách chất rắn thu được dung dịch D có chứa 22,6 gam muối. Tính khối lượng dung dịch AgNO3 17% đã dùng và khối lượng CuO ban đầu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến