Dung dịch A có pH = 5, dung dịch B có pH = 9. Lấy thể tích A và B theo tỉ lệ như thế nào để có dung dịch có pH = 8
Dung dịch A (V1 lít):
pH = 5 —> [H+] = 10^-5 —> nH+ = 10^-5V1
Dung dịch B (V2 lít):
pH = 9 —> [OH-] = 10^-5 —> nOH- = 10^-5V2
Dung dịch sau pha trộn có pH = 8 nên có tính bazơ, vậy sau khi trung hòa thì OH- còn dư:
pH = 8 —> [H+] = 10^-8 —> [OH-] dư = 10^-6 —> nOH- dư = 10^-6(V1 + V2)
—> 10^-5V2 – 10^-5V1 = 10^-6(V1 + V2)
—> 10V2 – 10V1 = V1 + V2
—> 9V2 = 11V1
—> V1 : V2 = 9 : 11
Nhúng thanh Mg (dư) vào dung dịch chứa HCl và Cu(NO3)2, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X và 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và H2. Biết Y có tỷ khối hơi so với H2 là 4,36. Cho NaOH dư vào X thấy số mol NaOH phản ứng tối đa là 0,41 mol. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 19,535 B. 18,231 C. 17,943 D. 21,035
Khi phân tích hợp chất khí với hidro của nguyên tố X và hợp chất với oxi của nguyên tố đó ta thu được kết quả như sau %H/%O = 15/64. Biết nguyên tố X có hóa trị IV. Hỏi X là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau C, Si, S và giải thích cách lựa chọn đó.
Hòa tan m1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dich HCl 1M, thu đuợc dung dịch Y (chứa 3 chất tan). Cho Y tác dụng với 600ml dung dịch AgNO3 2M, thu đuợc 1,12 lít khí NO (đo ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Z và 159,7 gam kết tủa. Cho m2 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Fe vào dung dịch Z, thu đuợc dung dịch T và 8,6 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch T, rồi đem nung trong không khí đến khối luợng không đổi, thu đuợc 43 gam chất rắn. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m1 + m2 là
A. 38,8 gam B. 39,8 gam C. 40,8 gam D. 41,8 gam
Hòa tan 80 gam CuSO4 vào 1 lượng nước vừa đủ để được 500ml dung dịch. Thể tích dung dịch KOH 1M đủ làm kết tủa hết ion Cu2+ là bao nhiêu?
A. 2 lít B. 1 lít C. 0,5 lít D. 1,5 lít
Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1. B. 1,75. C. 1,25. D. 1,5.
Một hỗn hợp khí gồm 16 gam O2 và 56 gam N2.Tính khối lượng của 22,4 lít hỗn hợp khí đó ở đktc.
Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ?
A. NaOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D. H2SO4 đặc và NaOH.
Cho X, Y là hai este đơn chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được b mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y cần vừa đủ z mol O2, thu được t mol H2O. Biết a : z = b : t. Công thức dãy đồng đẳng của X và Y có dạng:
A. CnH2n-4O2 B. CnH2n-2O4
C. CnH2n-2O2 D. CnH2nO2
Cho hình vẽ và các mệnh đề sau:
(1) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước. (2) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 có tính bazơ. (3) Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh trong nước làm tăng áp suất trong bình. (4) Nước ở trong bình chuyển từ không màu sang màu xanh. Số mệnh đề đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho 3,36 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X duy nhất và dung dich Y. Cho Y tác dụng với 400ml dung dịch HCl 1M thu được 0,336 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cho 3,888 gam Mg vào dung dịch Z sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T thấy thoát ra khí NO2, 0,01 mol H2 và m gam kim loại L. Cho dung dịch T vào dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Giá trị của m là
A. 1,512. B. 0,952. C. 0,728. D. 1,400.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến