Tham khảo nhé:
- Mở bài
- Nêu quan điểm cần chứng minh: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhưng điều đó chỉ đúng với người có ý thức học tập.
- Còn nếu không có ý thức học tập thì sẽ chẳng có “sàng khôn” nào, dẫu cho có đi đến mấy “ngày đàng” chăng nữa.
- Thân bài
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- “Đi một ngày đàng” (ngày đường): dùng thời gian đi để chỉ quãng đường đi được coi là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quan nhăm, suốt tháng, quẩn quanh hàng ngày…
- “Học một sàng khôn”: học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ…
- Vì sao “đi một ngày đàng” lại học được “một sàng khôn”?
- Lí lẽ: có cơ hội tiếp xúc, có cơ hội giao lưu để học hỏi.
- Dẫn chứng.
- Tuy vậy, có phải là cứ “đi một ngày đàng” là học được “một sàng khôn” không?
- Lí lẽ: phải có ý thức học tập, hỏi han thì “đi” mới có kết quả. Không có tinh thần, ý thức học tập thì “đi không lại trở về không”.
- Dẫn chứng.
- Kết bài
- Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa “đi” và ý thức học hỏi.
- Liên hệ: học sinh sẽ cố gắng thu thập “sàng khôn” như thế nào.